• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ấn Độ gia tăng ca mắc biến thể virus cúm cà chua lo ngại bùng phát

Trong khi thế giới đang chống chọi với các làn sóng COVID-19 do các biến thể mới gây ra, Ấn Độ cũng đang phải đối phó với sự lây lan của một bệnh lạ gọi là bệnh cúm cà chua (tomato flu).

 
'Cúm cà chua' gây nổi mụn nước trên da giống tay chân miệng và đậu mùa khỉ. Ảnh: India Today.
'Cúm cà chua' gây nổi mụn nước trên da giống tay chân miệng và đậu mùa khỉ. Ảnh: India Today.
 

Bộ Y tế Ấn Độ vừa phải ban hành hướng dẫn kiểm tra và phòng ngừa cho các tiểu bang sau sự gia tăng của một biến thể virus cúm mới, được gọi là "cúm cà chua", với hơn 100 trường hợp trẻ em bị nhiễm trùng được báo cáo trong vài tháng qua.

Bệnh cúm cà chua được đặt tên theo tình trạng bệnh là các mụn nước thường có hình quả cà chua xuất hiện khắp cơ thể bệnh nhân. Bệnh này thường lây nhiễm ở đối tượng trẻ nhỏ và bùng phát ở các môi trường như trường mẫu giáo và nhà trẻ.

Ngoài các nốt phồng rộp, bệnh do virus có khả năng lây nhiễm cao này có thể gây sốt, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, căn bệnh này là một dạng biến thể của bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em đang đi học. Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định căn bệnh này không liên quan đến bệnh COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ, bệnh sốt xuất huyết và bệnh chikungunya.

Bộ Y tế Ấn Độ khuyến cáo cách ly người nhiễm bệnh trong vòng 5-7 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng, để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh cho trẻ em hoặc người lớn khác.

Được biết, bệnh cúm cà chua là một bệnh tự khỏi và không có loại thuốc cụ thể nào để điều trị nó.

Trẻ em có nhiều nguy cơ tiếp xúc với bệnh "cúm cà chua", chuyên gia khuyến cáo người mắc nên được cách ly 5-7 ngày

Theo NY Post, căn bệnh mới mà các chuyên gia cảnh báo được gọi là "cúm cà chua". Báo báo đăng trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine Journal ngày 16/8 là tài liệu đầu tiên về loại cúm này kèm theo những lời khuyến nghị về nó.

“Cúm cà chua” lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào ngày 6/5 và đến nay đã lây nhiễm cho 82 trẻ em, tất cả đều dưới 5 tuổi. Ngoài ra, 26 trẻ em từ 10 tuổi trở xuống khác cũng đang trong diện nghi ngờ mắc "cúm cà chua".

Cái tên "cúm cà chua" được đặt theo đặc điểm là các mụn nước đỏ xuất hiện trên da. Virus gây loại bệnh mới còn khiến người mắc bị sốt và đau khớp.

 

Tờ Lancet đưa tin: “Một loại virus mới được gọi là bệnh 'cúm cà chua' hay 'sốt cà chua' đã xuất hiện ở bang Kerala, Ấn Độ, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh nhiễm virus hiếm gặp đang lây lan và được coi là không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vì trải nghiệm đáng sợ với đại dịch Covid-19, chúng ta nên cảnh giác để ngăn chặn nó trở thành làn sóng mới".

Đến nay, virus này đã được phát hiện ở quận Kollam của bang Kerala và các khu vực lân cận Anchal, Aryankavu và Neduvathur (Ấn Độ).

Trẻ em có nhiều nguy cơ tiếp xúc với bệnh "cúm cà chua" vì nhiễm virus phổ biến ở nhóm tuổi này nhất. Trẻ có thể mắc bệnh khi tiếp xúc gần gũi với nguồn lây.

Hiện tại, không có thuốc chữa bệnh cúm này. Chủng virus gây ra nó cũng được đánh giá là "rất dễ lây lan", có nhiều điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng.

“Do những điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng, bệnh 'cúm cà chua' có thể gây hậu quả nghiêm trọng và lây lan sang cả người lớn nếu dịch bùng phát ở trẻ em không được kiểm soát", tạp chí The Lancet viết.

Các triệu chứng khác của bệnh gồm nôn, tiêu chảy, mất nước và đau nhức cơ thể. Một số trường hợp hiếm bị thay đổi màu sắc tay chân.

Phó giáo sư, tiến sĩ Subhash Chandra, Bệnh viện Amrita, ở Kochi, Ấn Độ, cho biết: “Đây không phải là căn bệnh gây tử vong, nhưng nó rất dễ lây lan và có thể truyền từ người này sang người khác. Những bệnh nhân bị 'sốt cà chua' nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Cũng như các bệnh sốt siêu vi khác, người bệnh cần giữ đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ".

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người bị nhiễm "cúm cà chua" nên được cách ly 5-7 ngày. Bên cạnh việc cách ly, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng miếng bọt biển tẩm nước nóng để chườm lên bớt ngứa.

 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật