• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VPBank – FE Credit đón ánh bình minh 2022

Trong khi nhu cầu lựa chọn không gian sống và làm việc tại các đô thị lớn của giới trẻ ngày càng gia tăng, thì hệ thống pháp lý và nguồn cung cho phân khúc này vẫn còn bị hạn chế. Giải được bài toán hóc búa này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) đã tiên phong cho ra đời sản phẩm Dream Home để hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước cho giới trẻ.

Năm 2021 nhờ việc Ngân hàng nhà nước duy trì chính sách lãi suất thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế, các Ngân hàng có điều kiện gia tăng biên lãi ròng và từ đó đạt kết quả kinh doanh khả quan trong bối cảnh đại dịch. Tuy vậy, những công ty tài chính tiêu dùng lại không có được lợi thế như các ngân hàng vì đặc thù phân khúc khách hàng với hồ sơ rủi ro cao buộc các công ty này gia tăng trích lập và xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng tài sản; từ đó phần nào bào mòn lợi nhuận tạo ra trong năm. Với vị thế là công ty số dẫn đầu trong mảng cho vay tiêu dùng, dễ hiểu FEC bị tác động rõ rệt bởi đại dịch khi vừa phải cắt giảm cho vay vừa phải tăng cường trích lập dự phòng nhằm đảm bảo chất lượng tài sản trong dài hạn.

VPBank – FE Credit đón ánh bình minh 2022

Theo chia sẻ, Ngân hàng đã gia tăng trích lập nhằm thận trọng dự phòng cho các khoản nợ xấu, tuy nhiên với bản chất là dự phòng thì khi nền kinh tế khởi sắc và thu nhập của các nhóm khách hàng phổ thông và cận phổ thông được hồi phục và việc thanh toán các khoản lãi và nợ ổn định trở lại, về nguyên tắc các khoản này sẽ được hoàn nhập vì các khoản nợ xấu đã trở thành nợ có khả năng chi trả và trở lại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Với tỷ lệ bao phủ vaccine hàng đầu cũng như tình hình sản xuất hàng hóa phục vụ nội địa và xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang được duy trì và tiến triển tốt trong bối cảnh dịch bệnh, khả năng xảy ra giãn cách xã hội lần nữa trong 2022 là rất thấp. Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với mục tiêu tác động đến cả phía cung và phía cầu, góp phần tiếp tục khôi phục và thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, có lý do để có niềm tin vào sự khởi sắc của nền kinh tế và kéo theo đó là sự phục hồi của thu nhập khả dụng.

VPBank hiện đang đặt ra nhiều kịch bản cho kế hoạch kinh doanh trong năm 2022 cho FEC, trong đó kịch bản tích cực sẽ đạt từ 5.000 - 6.000 tỷ đồng lợi nhuật trước thuế, tương đương với mức lợi nhuận của công ty trước thời gian đại dịch. Điều này là hoàn toàn khả thi dựa trên khả năng hồi phục của nền kinh tế, từ đó FEC có thể hoàn nhập những khoản dự phòng đã trích cùng với nền tảng vững , vị thế qua nhiều năm mà công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu Việt Nam đã thể hiện cùng những nguồn lực và lợi thế mà công ty này đang sở hữu.

Thứ nhất, với thị phần gần 50%, FEC sẽ là công ty có lợi thế lớn nhất trong đà hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng cao. Điều này được thể hiện rõ khi trong tháng đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt hơn 4% so với cuối năm 2021, bằng 50% mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021. Sự tăng trưởng của FEC đã phản ánh rõ ràng sự hồi phục của thị trường cho vay tiêu dùng trong các tháng đầu năm.

Thứ hai, sự tham gia của SMBC, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Nhật Bản và có nhiều công ty con ở Trung Quốc, Thái Lan,… kỳ vọng sẽ giúp FEC tiếp cận được những nguồn vốn từ thị trường quốc tế với chi phí hợp lý, qua đó giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn (wholesale funding) đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho công ty.

Song song đó, FEC cũng được kỳ vọng tiếp nhận những kinh nghiệm phong phú về quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng từ SMBC. Với những kỳ vọng tích cực vào tiềm năng tăng trưởng cũng như khả năng kiểm soát thanh khoản và vị thế tài chính vững vàng, FEC đã được Moody's nâng hạng xếp hạng tín nhiệm CFR từ B1 lên Ba3. Công ty sẽ tận dụng cơ hội này để huy động mới hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại, từ đó, cải thiện chi phí huy động vốn cũng như khả năng sinh lời.

Thứ ba, theo chia sẻ từ ban lãnh đạo FEC, một trong những kế hoạch chủ đạo trong giai đoạn sắp tới là tập trung vào chuyển đổi số, theo đó FEC sẽ chuyển đổi khách hàng của mình sang nền tảng ngân hàng số với tên gọi là Ubank với sự cộng tác của ngân hàng mẹ VPBank. Trong hệ thống ngân hàng số UBank, nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ được đáp ứng với nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ đa phân khúc.

Sự đa dạng này được đảm bảo bởi các đối tác của Ubank từ Front-end (từ các đối tác thương mại online (Shoppee, Tiki) hay offline (Nguyễn Kim), hay các dịch vụ thanh toán như Momo, Grab đến các sản phẩm bảo hiểm (Bảo Việt, Manulife) …) và được hỗ trợ bởi các đối tác back-end gồm những công ty công nghệ hàng đầu dùng trí tuệ nhân tạo (AI), deep tech. Ubank cũng là ngân hàng số đầu tiên ở Việt Nam có quy trình cho vay hoàn toàn số hóa với sự kết hợp cùng Zalo cho phép giảm thời gian giải ngân từ 3-6 ngày xuống còn dưới 1 ngày, đem lại lợi ích lớn cho khách hàng của công ty.

Một cách tổng quát, có thể thấy rằng dù là ở hiện tại hay trong tương lai FEC đều đóng vai trò trọng yếu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng hợp nhất. Do đó, với việc áp dụng chuyển đổi số được đẩy mạnh từ hệ sinh thái của VPBank cùng sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm đến từ cổ đông chiến lược SMBC, cũng như những kỳ vọng và thực tế tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế trong 2022, FEC có cơ sở cho năm 2022 bùng nổ và theo đó sẽ đạt được thành tích như kế hoạch tham vọng nhất mà ban lãnh đạo đã đề ra.

 

Tác giả: admin1
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan