• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sửa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nên đưa ra các quy định khung

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 515/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xem xét đề nghị của một số doanh nghiệp chiếu phim tại Hà Nội.

Đó là quan điểm đã được nhiều diễn giả đưa ra tại Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi, bổ sung (Dự thảo), do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tổ chức mới đây.

Báo cáo của Bộ Công Thương trình Chính phủ về thực thi Luật BVQLNTD trong 10 năm qua cho thấy, luật hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng (NTD); vấn đề giao kết hợp đồng giữa người tiêu dùng và bên kinh doanh; các phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và bên kinh doanh; cơ chế tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của cơ quan nhà nước; chưa bao quát các mô hình kinh doanh mới; thiếu cơ chế huy động toàn xã hội BVQLNTD; chưa thể hiện rõ vai trò của NTD trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững... Đó là những lý do chính cần sửa đổi, bổ sung Luật BVQLNTD hiện hành phù hợp với thực tiễn và bối cảnh mới.

Sửa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nên đưa ra các quy định khung
Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ông Đoàn Tử Tích Phước - Công ty Cổ phần dịch vụ di động MOMO - cho rằng, sau hơn 10 năm Luật BVQLNTD thực thi, các vấn đề bảo vệ NTD đã có những diễn biến mới, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bản chất BVQLNTD không thay đổi, nhưng phạm vi quá rộng, bao trùm hết các lĩnh vực, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn mới giải quyết hiệu quả. Nếu định hướng xây dựng luật chỉ do một bộ, ngành nào đó đảm nhiệm, chắc chắn, sẽ không thể giải quyết nổi và công tác BVQLNTD trong thực tiễn cũng không hiệu quả.

Theo bà Tạ Diệu Thương - Ban Pháp chế Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, nên xây dựng các quy định tập trung vào các vấn đề BVQLNTD mà trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác vẫn chưa đề cập tới, như vậy, sẽ tránh được trùng lặp, chồng chéo. BVQLNTD cần phải có các quy định đảm bảo cân bằng được quyền lợi giữa các nhóm liên quan khác nhau trong xã hội.

Ông Vũ Tú Thành - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN - nhận xét: Một số điểm của Dự thảo còn trùng lặp với pháp luật chuyên ngành khác về BVQLNTD. Chẳng hạn như các quy định về quản lý và bảo vệ thông tin cá nhân NTD, trong pháp luật chuyên ngành về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở cấp Nghị định của Chính phủ do Bộ Công an soạn thảo đã đề cập rất chi tiết. Ban soạn thảo Luật BVQLNTD cần có tham vấn để đưa ra các quy định có thống nhất, tránh chồng chéo, làm rõ được thẩm quyền xử lý vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân NTD...

Đại diện Ban soạn thảo, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) - cho biết: Đây là hội thảo đầu tiên tổ chức để tiếp thu các ý kiến nhằm điều chỉnh, hoàn thiện Dự thảo theo hướng đưa ra được các quy định cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Một cơ quan không thể bảo vệ được hết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của NTD, cần có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành cũng như toàn xã hội. Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi, bổ sung cũng sẽ đưa ra quy định khung phù hợp với các pháp luật chuyên ngành khác, quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong phạm vi, chức năng, quyền hạn đều phải BVQLNTD.

Ông VŨ TÚ THÀNH - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN:

Luật BVQLNTD nên quy định khung để các văn bản pháp luật chuyên ngành có thể cụ thể hóa trong thực tiễn, phù hợp với tình hình và đặc thù của từng lĩnh vực, ngành.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan