• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển nhân lực chất lượng cao là yếu tố nòng cốt cho nền kinh tế phát triển

Sáng 17/11, Trường ĐH Công đoàn tổ chức hội thảo về lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong Kỷ nguyên số.

 
Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet
 

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn – nhấn mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đất nước, của thị trường lao động hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện nền kinh tế tri thức thời đại mới.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trải qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - được thể hiện xuyên suốt, toàn diện và có tính cập nhật, hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh mới của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là những đòi hỏi của thị trường lao động thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, thiếu nhân lực chất lượng cao là trở ngại lớn nhất trong hội nhập và phát triển kinh tế.

Phát triển nhân lực chất lượng cao là yếu tố nòng cốt cho nền kinh tế phát triển ảnh 1

Toàn cảnh hội thảo.

 

Theo TS Lê Mạnh Hùng, trong rất nhiều giải pháp đưa ra để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Giải pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo” được xem là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Do đó, với mong muốn tìm kiếm biện pháp, cách thức thực sự hiệu quả, khả thi, hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hoạt động giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số.

Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương lớn, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn.

Trong đó hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu cần phải được đổi mới căn bản, toàn diện. Thông qua Hội thảo tôi cũng mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý xã hội cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, đưa ra những giải pháp để tập trung hơn nữa các nguồn lực cho giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; để “nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là khâu đột phá trong những khâu đột phá”.

"Kết quả của buổi thảo luận, sẽ cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học quan trọng, những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp các nhà quản lý xã hội xây dựng và hoàn thiện Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Kỷ nguyên số, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Đồng thời, giúp các nhà khoa học có thêm thông tin, định hướng tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề lao động việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các thầy cô giáo, giảng viên, học viên, sinh viên có thêm những thông tin dữ liệu mới, khoa học phục vụ hiệu quả hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học” – TS Lê Mạnh Hùng.

 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan