• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá lương thực sắp tới có giảm?

Các lô hàng lúa mì, ngô và đậu nành được chờ đợi từ lâu đã rời Ukraine vào đầu tháng này, tạo ra một phản ứng dây chuyền làm giảm giá hàng hóa, ít nhất là tạm thời. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo "làn sóng thứ hai" về giá có thể xảy ra khi chi phí phân bón vẫn là một vấn đề.

Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov đã tweet vào ngày 8/8 rằng con tàu đầu tiên đã đến một cảng của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bên kia Biển Đen và các tàu khác "sẽ đến các cảng đích trong vài ngày tới."

Ukraine là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trước khi xảy ra xung đột với Nga ngày 24/2. Trong một tweet đầy biểu tượng cảm xúc, Kubrakov cho biết đây là "một tín hiệu thị trường tích cực cho thế giới" rằng cuối cùng Ukraine đã có thể khởi động lại các chuyến hàng.

Sau khi xung đột với Nga, giá ngũ cốc tăng vọt do các chuyến hàng từ Ukraine bị dừng lại.

Giờ đây, các hãng vận tải ngũ cốc lại đang tiếp nhận hàng hóa ở Ukraine và vận chuyển đến các đối tác thương mại của nước này, giá dường như đang giảm. Trên thực tế, dữ liệu gần đây cho thấy một số giá đã trở lại mức trước chiến tranh, một phần nhờ vào thỏa thuận giữa Ukraine và Nga, do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, cho phép Ukraine xuất khẩu.

Không nhanh như vậy, một số nhà quan sát cảnh báo, lưu ý rằng những bất ổn của cuộc chiến vẫn còn. Một nhà phân tích đã đưa ra khả năng xảy ra "làn sóng thứ hai" tăng giá đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

Trong khi đó, giá lúa mì Chicago kỳ hạn của Mỹ được giao dịch quanh mức 8 USD/giạ vào giữa tháng 8, so với hơn 12 USD vào tháng 5 khi điểm chuẩn quay trở lại mức trước chiến tranh.

Ngoài ra, chỉ số giá ngũ cốc, bao gồm lúa mì, ngô, lúa mạch, lúa miến và gạo, đã giảm xuống 147,3 trong tháng 7 từ mức 166,3 của tháng trước, theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.

Điều này có nghĩa là giá gần trở lại mức đã thấy trong tháng Giêng (140,6) và tháng Hai (145,3), mặc dù chỉ số này vẫn cao hơn 17% so với một năm trước đó.

 

FAO cho biết: “Giá tất cả các loại ngũ cốc trong chỉ số giảm, dẫn đầu là lúa mì,” một phần để đáp lại thỏa thuận giữa Ukraine và Nga nhằm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu từ các cảng quan trọng ở Biển Đen và một phần là do đang vào mua thu hoạch sẵn có ở Bắc bán cầu."

Theo Akio Shibata, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên Nhật Bản, một yếu tố khác đằng sau sự sụt giảm gần đây là nhiều thương nhân đầu cơ dường như đã không ràng buộc cam kết mua lâu dài của họ đối với ngũ cốc.

Các nhà đầu cơ cũng không mặn mà mua hàng do tốc độ tăng lãi suất ngày càng nhanh ở Mỹ và châu Âu.

"Đặc biệt là ở Mỹ, Fed đang tăng lãi suất ở mức chưa từng thấy kể từ tháng 3", Shibata nói. "Nó đang diễn ra với tốc độ có thể dẫn đến suy thoái. Do đó, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nhu cầu [đối với các mặt hàng thực phẩm] sẽ giảm [khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại]."

Tuy nhiên, những người theo dõi thị trường cho rằng vẫn còn nhiều bất ổn khác nhau có thể cản trở quỹ đạo đi xuống của giá ngũ cốc.

Trong một tuyên bố, nhà kinh tế trưởng của FAO Maximo Torero cho biết việc giảm giá là đáng hoan nghênh, đặc biệt là từ quan điểm tiếp cận thực phẩm. "Tuy nhiên," ông nói, "nhiều bất ổn vẫn còn, bao gồm giá phân bón cao có thể ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất trong tương lai và sinh kế của nông dân, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và biến động tiền tệ, tất cả đều gây ra những căng thẳng nghiêm trọng cho an ninh lương thực toàn cầu."

 

Thật vậy, giá phân bón đã tăng cao hơn nhiều so với giá lương thực. Theo Ngân hàng Thế giới, giá DAP ở mức 784 USD/tấn vào tháng Bảy, cao hơn gấp đôi so với mức giá cách đây hai năm.

Các quốc gia như Nga và Belarus chiếm phần lớn sản lượng toàn cầu về nguyên liệu phân bón như urê, phốt phát và kali, nhưng xung đột và các lệnh trừng phạt kinh tế sau đó đã cản trở xuất khẩu.

Ông Shibata cho biết: “Mặc dù các nhà xuất khẩu phân bón được phân bổ không đồng đều nhưng các nước trên thế giới đều sử dụng. "Đặc biệt, Brazil, Ấn Độ và Australia phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu. Giá phân bón cao có thể ngăn cản [nguồn cung] đủ phân bón khi chúng ta bước vào vụ gieo trồng ở Nam bán cầu, cũng có nhiều lo ngại rằng các yếu tố thời tiết sẽ làm gia tăng sự bất ổn trong sản xuất."

Shibata đề cập đến các yếu tố rủi ro khác: sóng nhiệt ở một số quốc gia sản xuất lương thực và tiến độ cho phép Ukraine dự trữ và khởi động lại hoạt động xuất khẩu lương thực chậm lại.

Do đó, Shibata cảnh báo rằng giá ngũ cốc có thể tăng trở lại. Ông nói: “Giai đoạn đầu tiên của cuộc khủng hoảng lương thực và nông nghiệp vừa kết thúc, và có khả năng là một làn sóng thứ hai đang xuất hiện.

Trong khi đó, người tiêu dùng châu Á vẫn chưa được hưởng lợi từ việc giá ngũ cốc giảm gần đây.

 

Dữ liệu chính thức cho thấy giá thực phẩm đang tăng trên khắp châu Á. Trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan đối với thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 8%, trong khi của Đài Loan tăng 7% so với một năm trước đó.

Trong tương lai, giá ngũ cốc giảm gần đây có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở một số nước châu Á.

Ở châu Âu, "việc điều chỉnh giá ngũ cốc đã không mang lại cho ECB nhiều thời gian nghỉ ngơi vì giá khí đốt đã thúc đẩy phần lớn lạm phát ở châu Âu", Priyanka Kishore, người đứng đầu Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics, cho biết.

Nhưng ở châu Á, bà nói, “lạm phát lương thực nhập khẩu thấp hơn sẽ giúp ích nhiều hơn cho các quốc gia đã chứng kiến ​​mức lạm phát liên quan đến lương thực và thực phẩm tăng đột biến.

"Chu kỳ thắt chặt của châu Á có thể sắp kết thúc trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu đang u ám, và giá lương thực quốc tế giảm chắc chắn sẽ hỗ trợ điều này."


Tác giả: Theo Trung Việt/vnbusiness.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật