• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Chiều nay 26/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

"Kiềng 3 chân" trong tăng trưởng kinh tế có điểm tên thị trường nội địa. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Chiều nay 26/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Chiều nay 26/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Hạ tầng thương mại ổn định và phát triển đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng, bảo đảm chất lượng và phương thức phục vụ được nâng dần theo hướng hiện đại, văn minh; thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại ngày càng phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại.

Mặc dù vậy, việc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố và thị trấn.

Trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 cũng đã nêu rõ mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.

Để làm rõ hơn về những tồn tại, đồng thời cùng nhau bàn thảo các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từ đó thúc đẩy dòng chảy hàng hóa trong bối cảnh mới, đặc biệt là để đạt được mục tiêu như Đề án đặt ra, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?

Các vị khách mời, diễn giả tham gia Tọa đàm bao gồm:

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)

Bà Phạm Thị Thùy Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư, Tập đoàn Central Retail Việt Nam.

Nội dung buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội fanpage, youtube, tiktok…của Báo.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật