• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều người lao động “bỏ quên” quyền lợi hỗ trợ học nghề

Mặc dù tỉ lệ người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở mức cao nhưng số người lựa chọn học nghề chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Thực tế cho thấy, nhiều lao động có bảo hiểm thất nghiệp chưa tận dụng tốt chế độ hỗ trợ học nghề khi lỡ mất việc.

 Bảo hiểm thất nghiệp với nhiều chế độ hỗ trợ

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ an sinh nhằm bù đắp một phần cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong 3 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thành để làm thủ tục.

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lao động không mấy chú ý và tận dụng chế hộ hỗ trợ học nghề khi lỡ có thất nghiệp hoặc thậm chí rơi vào tình trạng mất việc làm.

Tính trong vòng 3 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp nhận hơn 14.000 hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 23,52% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thanh Liễu, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 23,52% so với cùng kỳ năm ngoái là khá cao. Đầu năm thường ghi nhận người lao động đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp đông hơn so với đầu hoặc cuối năm.

Người lao động tìm việc làm

Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm

Tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp 60% của bình quân 6 tháng lương liền kề trước khi mất việc. Sau khi nghỉ việc, người lao động không chỉ được nhận một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp một phần chi phí, mà còn được thụ hưởng nhiều quyền lợi khác như hỗ trợ học nghề để tìm kiếm công việc phù hợp…

Rất ít người hưởng trợ cấp thất nghiệp chọn học nghề

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người thất nghiệp lựa chọn học nghề thấp, chỉ chiếm tỉ lệ rất ít trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là gần 30.400 người/năm, chiếm 4% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi năm.

Được biết, để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp đủ bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng trở lên nhưng đối với người được hỗ trợ học nghề thì chỉ cần đóng từ đủ 9 tháng trở lên là người lao động có quyền được hỗ trợ học nghề. Tuy nhiên, đây lại là quyền lợi mà nhiều người lao động “bỏ quên”.

Nhiều người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đợi giải quyết bảo hiểm thất nghiệp

Nghỉ việc cách đây một tháng, anh Nguyễn Xuân Sơn (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) làm hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để làm hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, anh Sơn được tư vấn học nghề để chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, anh vẫn lựa chọn hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng như muốn được tư vấn giới thiệu việc làm, để sớm đi làm trở lại.

Anh Sơn bày tỏ: “Có một số nghề phù hợp với bản thân nhưng tôi nghĩ học xong cũng khó tìm được việc làm. Bởi tôi thất nhiều sinh viên, người lao động được đào tạo bài bản từ trong các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ra vẫn khó tìm việc nữa là các khoá vài tháng”.

Cùng cảnh mất việc như anh Sơn, chị Hoàng Hồng Hà (trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp mà không tham gia học nghề. Chị Hà cho biết, cuối tháng 3 vừa qua, khi đi làm thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì chị mới biết được hỗ trợ học nghề miễn phí và chị tìm hiểu các gói học nghề nhưng cảm thấy không phù hợp.

“Tôi  ngại học nghề, vừa sợ mất thời gian, lại không biết sau khi học xong có xin được việc đúng nghề đó hay không nên quyết định chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp và cố gắng tìm kiếm việc làm sớm nhất có thể”, chị Hà chia sẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan