Hơn 1.000 thí sinh tự do tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc
Ban tổ chức Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 29, năm 2023 tổ chức vòng sơ khảo cho 1.071 thí sinh, đội thi tự do. Đây là những thí sinh, đội thi không thuộc đội tuyển của các tỉnh, thành phố tham gia dự thi.
Hội thi Tin học trẻ toàn quốc do Trung ương Đoàn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Thông tin & Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức thường niên. Trung ương Đoàn giao cho Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, là cơ quan thường trực Ban tổ chức.
Với số lượng 1.071 thí sinh trên cả nước đăng ký vòng sơ khảo (tăng 124% so với năm 2022) đã thể hiện được nhu cầu và sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội đối với Hội thi Tin học trẻ toàn quốc. Để chuẩn bị tốt tâm lý và kỹ năng cho thí sinh, Ban tổ chức đã đăng tải đầy đủ quy chế thi, hướng dẫn sử dụng hệ thống, mở đề thi minh họa, đồng thời tổ chức tập huấn cho các thí sinh.
Vòng sơ khảo năm nay tiếp tục được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên hệ thống thi do Ban tổ chức Hội thi phát triển tại https://tinhoctre.vn/. Hệ thống cho phép người dùng tự tạo tài khoản, luyện tập kỹ năng lập trình qua hệ thống bài tập, kỳ thi, trao đổi thông tin với những người dùng khác và tiếp nhận các thông tin về Hội thi.
Công tác coi thi tại vòng sơ khảo |
Đối với bảng lập trình (bảng A – học sinh tiểu học, bảng B – học sinh THCS, bảng C1 – học sinh THPT chuyên và bảng C2 – học sinh THPT không chuyên), các thí sinh làm bài thi tại nhà.
Thí sinh đăng nhập tài khoản và mật khẩu do Ban tổ chức cung cấp, công tác giám sát thi trên ứng dụng MS Teams tối đa 12 thí sinh 1 phòng thi, mỗi phòng có 1 giám thị coi thi và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ, toàn bộ quá trình làm bài thi được giám sát qua 2 camera.
Đối với bảng sản phẩm sáng tạo (bảng D2 – học sinh THCS và bảng D3 – học sinh THPT), Ban giám khảo chấm trên bản thuyết minh và các video minh họa của thí sinh.
Hệ thống cho phép người dùng tự tạo tài khoản, luyện tập kỹ năng lập trình qua hệ thống bài tập, kỳ thi, trao đổi thông tin với những người dùng khác và tiếp nhận các thông tin về hội thi.
Đối với bảng lập trình (bảng A – học sinh tiểu học, bảng B – học sinh THCS, bảng C1 – học sinh THPT chuyên và bảng C2 – học sinh THPT không chuyên), các thí sinh làm bài thi tại nhà.
Thí sinh đăng nhập tài khoản và mật khẩu do Ban tổ chức cung cấp, công tác giám sát thi trên ứng dụng MS Teams tối đa 12 thí sinh 1 phòng thi, mỗi phòng có 1 giám thị coi thi và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ, toàn bộ quá trình làm bài thi được giám sát qua 2 camera.
Đối với bảng sản phẩm sáng tạo (bảng D2 – học sinh THCS và bảng D3 – học sinh THPT), Ban giám khảo chấm trên bản thuyết minh và các video minh họa của thí sinh.
Thí sinh tự do xuất sắc vượt qua vòng sơ khảo được lựa chọn tham gia vòng khu vực với số lượng như sau: Bảng A, B: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 100 thí sinh (tối đa 50 thí sinh mỗi bảng).
Bảng C1: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 30 đội thi. Bảng C2: mỗi khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) tối đa 30 thí sinh. Bảng D2, D3: mỗi bảng tối đa 30 SPST xuất sắc nhất trên bảng tổng sắp kết quả, không tính yếu tố khu vực.