Cách để cha mẹ giúp trẻ 5 tuổi sẵn sàng chinh phục lớp 1 giữa mùa dịch
Lớp học vui nhộn, phương pháp giảng dạy cuốn hút phù hợp tâm sinh lý trẻ cùng những chương trình độc quyền thiết kế riêng đã mang lại nhiều niềm vui, sự hứng khởi cho học sinh 5 tuổi tại khối tiền tiểu học Jumpee 16 ở trường Mầm non - Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) trong thời gian qua.
Nhiều phụ huynh Thủ đô vô cùng hào hứng và thấy rõ sự trưởng thành của con sau một học kỳ, dù là phải học online để phòng tránh dịch bệnh.
Bé Nhật Anh chủ động tham gia một tiết học, không cần sự hỗ trợ của mẹ |
Chị Đậu Thị Hương (ở Văn Quán, Hà Đông) có con trai Nhật Anh đang học tại lớp Jumpee A1 tâm sự: “Những ngày dài nghỉ dịch ở nhà, con không đến lớp, nghiễm nhiên mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để dạy con. Tuy nhiên, khả năng dạy của mẹ khác với các cô giáo, con hợp tác kém hơn.
Qua tìm hiểu, biết trường Ban Mai mở lớp Jumpee 16, tôi đăng ký cho con. Chỉ qua một buổi học thử, thấy con trai hứng thú và chủ động hợp tác cùng cô giáo nên tôi yên tâm cho theo học lớp Jumpee ngay từ đầu năm học 2021 - 2022”, chị Hương nói.
Chinh phục ngay từ tuần học thử đầu tiên
Cô Đinh Kiều Khương, tổ trưởng khối tiền tiểu học cho biết: “Jumpee 16 chính thức được triển khai từ năm học 2021-2022. Trước khi chính thức trở thành học sinh của khối học này, các bạn nhỏ 5 tuổi sẽ có thời gian học thử miễn phí một tuần để trải nghiệm. Điều này sẽ giúp các bạn nhỏ làm quen, cũng như bố mẹ cảm nhận mức độ phù hợp của chương trình và đưa ra lựa chọn tiếp tục cho con tham gia chính thức hay dừng lại.
Sau tuần học thử, nhà trường sẽ thực hiện khảo sát đối với phụ huynh. Nhìn vào kết quả khảo sát, thầy cô vô cùng phấn khởi khi có tới hơn 70% các bé thích thú, hào hứng tham gia buổi học”.
Chị Đậu Thị Hương hướng dẫn con trai Nhật Anh làm bài tập |
Số ít cha mẹ chia sẻ con còn nhút nhát, chưa quen với hình thức học online. Điều này theo cô Khương là hoàn toàn không có gì khó hiểu với các bạn nhỏ 5 tuổi lần đầu tiếp xúc với hình thức học tập mới, đang là xu thế tất yếu trong thời kỳ dịch bệnh này.
Mặc dù vậy, hầu như toàn bộ cha mẹ đều cảm nhận rõ ràng sự tự tin và những tiến bộ của con. Minh chứng chính là những buổi học thử đầu tiên, hiện đã có gần 100 bạn nhỏ chính thức trở thành học sinh tại khối tiền tiểu học Jumpee
Sức hấp dẫn của tiền tiểu học Jumpee 16
Theo cô Nguyễn Thị Thanh Nương, Hiệu trưởng trường Mầm non - Tiểu học Ban Mai, việc giáo dục tiền tiểu học nên được hiểu như một hình thức giáo dục sớm - xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại toàn cầu.
Sự dí dỏm cùng cách học mà chơi trong bài dạy của cô Lê Thị Phương luôn làm học sinh thích thú |
“Ngay tại Việt Nam, các thế hệ đi trước cũng học qua một lớp vỡ lòng rồi mới chính thức bước vào lớp 1. Lớp học vỡ lòng ở nhiều nơi không nằm trong không gian trường học, mà thường được bố trí tại các khu đình làng của thôn xóm. Rất nhiều bài học “i tờ” từ những lớp vỡ lòng như thế đến giờ vẫn còn in rõ trong ký ức của người lớn.
Mô hình lớp học và các thầy cô giáo của lớp vỡ lòng ngày đó đã thực sự hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình: Truyền cảm hứng để con trẻ yêu thích đến trường, làm quen và thích đi học, sẵn sàng bước vào lớp 1 với tâm thái tự tin và hạnh phúc”, cô Nương nói.
Không khó để nhận ra, lớp vỡ lòng chính là tiền đề của giáo dục tiền tiểu học tại Việt Nam. Theo từ điển Tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam) thì “vỡ” ở đây có thể hiểu là bắt đầu hiểu ra, còn “lòng” là biểu tượng chỉ về mặt ý chí, tinh thần. Lớp vỡ lòng là lớp học chữ đầu tiên của đời người, giúp cho tâm trí bắt đầu mở ra để hiểu biết.
Ngày nay, những mô hình lớp tiền tiểu học hiện đại như Jumpee 16 tại trường Ban Mai đã vượt xa khuôn khổ của một lớp “vỡ lòng”. Đó không chỉ là bước chuyển cần thiết giúp trẻ cất cánh, bước vào lớp 1 mà còn là nơi hội tụ nhiều tinh hoa trong chương trình giáo dục của hai cấp Mầm non và Tiểu học; Xây dựng những giá trị bền vững cả về nhân cách - tri thức - năng lực - sức khỏe và tư duy cho trẻ.
Chị Bùi Thúy Hằng cùng con trai khám phá môn Jumpee Talking |
Jumpee 16 là sự kết hợp của những tinh hoa trong chương trình đào tạo của 2 cấp tiểu học và mầm non tại trường Ban Mai. Chương trình giáo dục nhân cách, lãnh đạo bản thân (LiM), tiếng Anh Pre - Cambridge, STEM... đều rất đặc sắc của Hệ thống giáo dục Ban Mai. Các chương trình này đã được ban chuyên môn lựa chọn giảng dạy trong Jumpee 16, mang đến cho trẻ một lộ trình chuyển cấp phù hợp, giúp con vừa chinh phục lớp 1, vừa lưu giữ tuổi thơ.
Trưởng thành sau chỉ một học kỳ
Nói về không khí học tập của các bạn nhỏ khối Jumpee, cô Đinh Kiều Khương hào hứng: "Mỗi tiết học trôi qua, thầy cô luôn nhìn thấy sự tích cực, say mê, sự tiến bộ rõ rệt của các con qua việc thực hiện rất tốt như: Luôn vào lớp trước 10 phút; Thực hiện nhuần nhuyễn thao tác tắt - bật mic; Thực hành các thói quen “Sống chủ động”, “Ưu tiên việc quan trọng” tại nhà thông qua việc hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao".
Không khí họp phụ huynh online sau một học kỳ cùng những chia sẻ, cảm nhận của các bố mẹ về sự trưởng thành của con |
Cô Lê Thị Phượng, giáo viên lớp Jumpee A1 cho biết, dù còn nhỏ và học online nhưng các con tiến bộ từng ngày. Mỗi buổi học gồm hai tiết, mỗi tiết 30 phút và không bạn nào vào lớp muộn.
“Có những bạn theo bố mẹ sang nhà bà tham dự sinh nhật, 19 giờ 30 phút là bé kiên quyết đòi về để con đi học. Mẹ bảo là chưa đến giờ và sẽ cho về nhà lúc 19 giờ 45 phút, con bảo nếu thế con tự đạp xe về”, cô Phượng kể.
Ví dụ như, trong môn Logic, các bạn nhỏ được làm quen với các con số, bài tập tư duy logic, biết vị trí định hướng trong không gian như trên - dưới, trước - sau, phải - trái… Bên cạnh đó, các em cũng được vừa chơi - vừa học qua các trò chơi vui nhộn trên phần mềm hỗ trợ dạy học như Nearpod, Booklet, Liveworksheets và các bài giảng điện tử hấp dẫn”.
Chị Bùi Thúy Hằng (ở Kiến Hưng, Đông) - phụ huynh học sinh Quang Anh (lớp Jumpee A1) cho biết: “Những ngày đầu tiên tham gia lớp học, con rất nhút nhát, rụt rè. Cô gọi thì con nói rất nhỏ. Sau một thời gian được giao tiếp, trò chuyện cùng cô giáo và các bạn, khả năng ngôn ngữ của con phát triển trong thấy. Bây giờ khi đến giờ giải lao, con tự chủ động bật mic nói chuyện với các bạn rất tự nhiên”.
Theo chị Hằng, có được điều này là do trong quá trình học, các cô giáo luôn sáng tạo, tìm ra được những bài học lồng ghép giúp các con vừa học vừa chơi, có sự hứng thú, quên đi việc đang học chữ này chữ kia mà vẫn có thể nhận biết được qua các câu đố, trò chơi; Đồng thời giúp con tự tin hơn.
“Con trưởng thành lên nhiều, nắm bắt các kiến thức cơ bản rất tốt. Ngày nào con cũng hỏi: Mẹ ơi, bao giờ đến giờ học của con? Con rất thích gặp các bạn, gặp các cô”, Chị Hằng bày tỏ niềm vui.
Ban Mai school là hệ thống giáo dục gồm 4 cấp học Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT |
Còn với chị Đậu Thị Hương, điều tâm đắc nhất là thấy con trai chủ động, tự giác hơn trong việc hoàn thành bài tập cô giao, hay giúp mẹ các công việc nhà.
“Với những thói quen tốt và tìm thấy cảm hứng trong học tập như thế này, tôi nghĩ rằng đó sẽ là hành trang tốt để con tự tin bước vào lớp 1”, chị Hương nói.