• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một

Lớn lên, tôi đã dần hiểu được giá trị của đồng tiền và không còn xấu hổ về tính tiết kiệm của cha mẹ.

Cha mẹ tôi đã tiết kiệm tiền trong suốt cuộc đời của họ. Cha mẹ tôi sinh từ những năm 1960 - 1970. Họ từng trải qua thời kỳ khó khăn kinh tế và hiểu rằng sẽ rất khó để làm giàu nên luôn cố gắng tiết kiệm hết mức trong chi tiêu.

Khi còn nhỏ, tôi còn nhớ từ lâu, quần áo của bố mẹ luôn là một bộ. Tuy trang phục không hợp thời trang nhưng lại vừa vặn với dáng người. Quần áo bẩn thì giặt, rách thì vá lại. Cũng vì thế trong một năm, họ hiếm khi mua quần áo mới.

Tất nhiên, ai cũng yêu cái đẹp. Nhìn thấy quần áo đẹp thì mẹ tôi cũng muốn mua. Nhưng đa phần là mẹ mua vải về tự may nên gia đình tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Trong ký ức của tôi, mẹ thường giẫm lên máy may, với âm thanh “tách tách” lặp lại liên tục. Mẹ một tay quay bánh xe máy may, tay kia di chuyển tấm vải một cách khéo léo trong khi đường kim di chuyển lên xuống. Tôi nhớ rõ điều này, vì hình ảnh mẹ ngồi may vải xuất hiện nhiều lần trong ký ức tuổi thơ. Trong mắt mẹ tôi, chiếc máy khâu là báu vật mà chúng tôi hiếm khi được động tới. Vì mẹ sợ chúng tôi làm hỏng và nhà tôi sẽ không đủ tiền mua lại chúng.

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Không chỉ để may quần áo cho bản thân mình, mẹ còn dùng máy khâu để vá quần áo hư, may đồng phục cho chúng tôi. Khi em đi học, mẹ làm cho em một chiếc cặp sách mới. Khi tôi leo trèo cây, bị rách quần áo. Mẹ chỉ bảo tôi cởi quần ra, một lát sau “tách tách" là bộ đồ được vá lại.

Hồi nhỏ tôi thích Tết nhất. Mấy ngày trước Tết mẹ bắt đầu bận rộn. Ban ngày mẹ bận mua đồ Tết, còn đến khuya thì lại thức may quần áo mới cho con và cả gia đình. Thế là sáng mùng một Tết, trên đầu giường của chúng tôi sẽ có quần áo và giày mới. Tôi sẽ dậy sớm mặc chúng và ra ngoài chúc Tết. Vì vậy, nói riêng về trang phục, ngoài việc mua vải ra, bố mẹ tôi hầu như không tiêu một đồng nào.

Nhà chúng tôi ở nông thôn, thường có sân nhỏ trước nhà - nơi mẹ trổ tài trồng rau củ quả. Dưới sự chăm sóc cẩn thận của mẹ tôi, trên bàn ăn luôn có rau tươi như rau non vào mùa xuân, dưa chuột, cà chua và đậu vào mùa hè, cà tím vào mùa thu, củ cải và bắp cải vào mùa đông. Chịu ảnh hưởng của mẹ, khi lớn lên, tôi cũng nảy sinh niềm yêu thích trồng rau. Tôi thường đặt vài chậu ngoài ban công, rắc hạt giống vào và háo hức chờ đợi chúng nảy mầm, nở hoa và kết trái.

Trong nhà tôi, hiếm khi có thức ăn thừa. Mẹ tôi nấu nướng rất giỏi và lần nào tôi cũng ăn hết đồ mẹ nấu. Trong trí nhớ của tôi, gia đình tôi rất ít khi đi ăn ngoài, hầu hết đồ ăn đều do mẹ tôi nấu ở nhà, ngon và an toàn, quan trọng là tiết kiệm tiền. Tôi học theo mẹ. Do đó khi lớn lên, ngoài trừ có hoạt động giải trí và tiệc tùng, tôi hầu như luôn mua và tự nấu đồ ăn tại nhà. Theo thời gian, tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Hiện nay giá căn chung cư ở thành phố lớn quá cao, trong khi thu nhập chẳng thể chạy theo nổi tốc độ tăng giá của nhà đất. Những người bạn xung quanh tôi, để mua được nhà thì phần lớn đều nhờ có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Trong khi đó, bố mẹ tôi ở nông thôn, thu nhập không ổn định. Nhưng họ đã có thể dành dụm một khoản tiền để phụ tôi mua nhà. Tất cả đều là do sự tiết kiệm, nhặt nhạnh từng đồng một trong suốt hàng chục năm.

 

Ngày nay, thời thế đã thay đổi. Quan điểm tiêu dùng của thế hệ chúng ta rất khác so với thời cha mẹ ngày xưa. Nhiều người trẻ sẽ lắc đầu nếu biết tính cách tiết kiệm của cha mẹ tôi. Và ngược lại, cha mẹ tôi cũng sẽ tặc lưỡi nếu biết người trẻ ngày phung phí thế nào.

Lấy trà sữa làm ví dụ. Nhiều người trẻ tầm tuổi tôi cho rằng 60 ngàn đồng cho một cốc trà sữa không hề đắt. Nhưng trong mắt bố mẹ tôi thì chúng là đồ xa xỉ.

Nhớ lại ngày xưa, giao thông đi lại bất tiện. Bố mẹ tôi phải đi bộ rất xa mới tới được chợ để mua rau, thịt. Dù có xe bus thì họ cũng ngại đi, vì bố mẹ muốn tiết kiệm vài đồng bạc lẻ. Bây giờ giao thông thuận tiện hơn, chúng ta lại thấy nhiều người cao tuổi thích đi xe bus hơn là taxi. Điều này không có nghĩa là họ không đủ tiền, chỉ đơn giản là thói quen nhặt nhạnh đã đi theo họ cả đời.

Mặt khác, một số bạn trẻ lại không muốn đi bộ nên đi đâu cũng bắt taxi. Số tiền họ trả cho một chuyến taxi đủ để bố mẹ họ đi hàng chục chuyến xe bus. Có thể thấy, về lâu dài, thế hệ người lớn có thể tiết kiệm, còn chúng ta thì không vì họ luôn kiên định theo đuổi nguyên tắc của mình.

Bài học tiền bạc đắt giá khi có bố mẹ cả đời tiết kiệm từng đồng một - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Quay lại quá khứ, tôi từng thấy buồn vì nghĩ bố mẹ mình kiệt sỉ, chỉ để mua một cái áo quyển vở thôi nhưng sao họ suy tính nhiều quá?

Tuy nhiên, sau khi bước chân vào ngôi trường cấp 3 ở trên tỉnh, sau đó là đến thành phố mới để học Đại học, tôi đã dần thấu hiểu họ hơn. Đi học xa nhà, tài chính của tôi dần trở nên tự do hơn. Thế nhưng, bố mẹ vẫn đều đặn gửi tiền cho tôi ăn học. Sống một mình ở thành phố mới, tôi hiểu rằng khi có một khoản tiền tăng dần trong tài khoản, tôi mới cảm thấy yên tâm. Tôi dần hiểu một khi tài khoản của bạn đã không còn đồng nào, bạn sẽ rỗng túi và không còn đủ dũng khí làm điều gì cả.

Sau khi đã dành cả cuộc đời để tiết kiệm, cuộc sống của bố mẹ tôi giờ ra sao?

Họ vẫn ở huyện nhỏ nơi tôi lớn lên, sống cuộc đời đạm bạc qua ngày. Bố mẹ tôi vẫn ổn vì nhu cầu tiêu dùng đơn giản, giá cả ở quê tương đối thấp và họ cũng không có nhu cầu chi tiêu xa xỉ.

Giờ đây, mẹ tôi làm bánh bán hàng còn cha tôi làm bảo vệ. Cuộc sống không quá dư dả nhưng với bố mẹ là cả đời bình an và thoải mái. Toàn bộ số tiền nhặt nhạnh trong suốt hàng chục năm, họ gửi cho tôi để mua một căn hộ ở thành phố cấp một. Mua được một căn hộ khi còn khá trẻ và tôi không cần lo lắng chuyện phải trả nợ hàng tháng của ngân hàng. Tôi vẫn sống tốt với mức thu nhập hiện tại và cuộc sống không có nhiều áp lực tài chính nhờ những lời dạy về tiền bạc của cha mẹ từ xưa. Có lẽ, đó chính là quả ngọt mà bố mẹ dành cho tôi và chính họ sau thời gian dài chăm chỉ “trồng cây".


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan