• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.

Tại Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và phu phát triển thương mại và văn hoá (PTTM&VH), Nghệ nhân Hà Thị Vinh chia sẻ, Bát Tràng đã trở thành một “làng nghề, làng văn” và là một trong 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.

Khai thác không gian cảng sông để phát triển làng cổ Bát Tràng

Nghệ nhân Hà Thị Vinh (giữa) chia sẻ tại hội thảo

Theo Nghệ nhân Hà Thị Vinh, xã Bát Tràng hiện nay có khoảng 200 doanh nghiệp, hơn 1000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ giải quyết cho hơn 8 vạn lao động mỗi ngày. Bên cạnh việc đón nhận lượng lao động lớn Bát Tràng còn đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch mỗi năm.

Tuy nhiên hạn chế của làng nghề vẫn là vấn đề giao thông, tuyến đường trục chính dẫn vào làng cổ Bát Tràng là đường bờ của đầu kênh đào Bắc Hưng Hải, mặt cắt tuyến đường nhỏ, hẹp xuống cấp, gây hạn chế giao thông và thường xuyên xẩy ra ách tắc, mé đường phía kênh Công ty Bắc Hưng Hải có xây tường rào bảo vệ chống vứt rác, hiện tường đã xuống cấp không đảm bảo mỹ quan, ảnh hưởng đến khai thác du lịch, phát triển kinh tế, xã hội của xã Bát Tràng.

Để thực hiện được mô hình Khu PTTM&VH Bảo tàng sinh thái Bát Tràng, nghệ nhân Hà Thị Vinh đề xuất TP và các cơ quan tháo gỡ về cơ chế chính sách.

Trong đó, cho phép Khu PTTM&VH có thể khai thác không gian cảng sông du lịch tại Bát Tràng để phát triển hoạt động du lịch.

“Khu cảng sông du lịch tại Bát Tràng dự kiến là nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, các sự kiện giao lưu, giới thiệu văn hoá làng nghề gốm Bát Tràng với các làng nghề/ làng nghề gốm trong nước, nước ngoài. Không gian Cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu PTTM&VH Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng”- Nghệ nhân Hà Thị Vinh nêu

Đồng thời, cho phép xây dựng, lắp đặt các công trình mỹ thuật, sản phẩm gốm sứ tại một số địa điểm công cộng, công viên, vườn hoa trong khu…

Khai thác không gian cảng sông để phát triển làng cổ Bát Tràng

Cụ thể hơn về quy hoạch và hạ tầng, bà Vinh đề xuất cơ quan Nhà nước quy hoạch và cho phép xây dựng các bãi đỗ xe. Hệ thống giao thông tĩnh (như bãi đỗ xe) sẽ được hình thành tại vùng phụ cận để hạn chế tối đa các phương tiện cơ giới di chuyển vào trong vùng lõi, đặc biệt là xe vãng lai. Đồng thời, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại xã Bát Tràng, bao gồm hệ thống thoát nước, thu gom rác thải, y tế, điện, cung cấp nước…

“Để huy động nguồn lực xã hội trong việc đầu tư, quản lý vận hành các công trình hạ tầng, công trình mỹ thuật, công trình biểu tượng tại khu PTTM&VH, chúng tôi cho rằng, Nhà nước cần tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo mặt bằng sạch. Trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cùng tháo gỡ những rào cản, nút thắt để cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp yên tâm, tự tin đóng góp nguồn lực đầu tư các công trình.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như miễn thuế trong 8 năm đầu, giảm 50% thuế trong 5 năm tiếp theo… Đây sẽ là những “bệ đỡ, cú hích” quan trọng khích lệ cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tham gia mô hình, thực hiện được mục tiêu thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, góp phần cải thiện đời sống của người dân”- Nghệ nhân Hà Thị Vinh đề xuất.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết