Nữ sinh viên bị đột quỵ mắt, da nhăn nheo vì 1 thói quen nhiều người trẻ hay làm
Rất nhiều người biết về những tác hại của điện thoại di động với sức khỏe, thế nhưng, họ lại không thể chống lại sự cám dỗ của thiết bị điện tử này.
Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động trở thành thứ không thể thiếu với mỗi người. Không còn giới hạn ở chức năng nghe gọi, một chiếc điện thoại di động còn giúp con người thư giãn, tìm hiểu kiến thức, chia sẻ cuộc sống của mình hay kết nối nhiều thứ khác. Tuy nhiên, mặt trái của việc "nhìn chằm chằm" vào điện thoại di động cũng không hề nhỏ.
Khi mọi người ngủ, Tiểu Lý sẽ nằm trên giường xem phim hoặc lướt mạng xã hội. Cho đến khi hết pin điện thoại cũng như sạc dự phòng thì cô mới đi ngủ. Lúc đó thường là khoảng 2h-3h sáng. Vì thường xuyên thức khuya, Tiểu Lý thường xuyên có biểu hiện thiếu ngủ. Không những vậy, cô còn có quầng thâm ở mắt, tình trạng da cũng rất kém. Với làn da sạm, nhăn nheo, trông cô già hẳn hơn so với bạn cùng tuổi.
Không những thế, cho đến một ngày, Tiểu Lý phát hiện mắt phải không nhìn thấy gì. Cô vội vã đến bệnh viện để kiểm tra thì được bác sĩ chẩn đoán bị đột quỵ và mất thị lực ở mắt phải.
Giống như Tiểu Lý hay Tiểu Diệu, rất nhiều người biết rằng xem điện thoại, nhất là vào ban đêm, sẽ đưa lại những tác hại không nhỏ cho sức khỏe. Thế nhưng, sau tất cả, họ lại không thể chống lại sự cám dỗ của điện thoại di động.
Hầu hết mọi người đều biết rằng, xem điện thoại nhiều có hại cho mắt và thị lực nên cố gắng khắc phục bằng cách dùng các loại kính chống ánh sáng xanh hay là bảo vệ mắt... Trên thực tế, xem điện thoại di động nhiều sẽ không chỉ gây hại nghiêm trọng cho mắt người mà còn gây ra những tổn thất không thể khắc phục cho các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt là làn da.
Theo BS CK1 Trần Huyền Trâm - BS chuyên khoa Nội tiết - Da liễu, ánh sáng xanh từ điện thoại và các thiết bị điện tử khác chính là tác nhân có hại cho làn da của con người.
Ánh sáng xanh là phổ ánh sáng nằm trong vùng ánh sáng khả kiến, có bước sóng từ 380-500nm. Ánh sáng xanh có thể có trong ánh sáng mặt trời hoặc được phát ra từ đèn LED và màn hình các thiết bị điện tử. Đây được xem là ánh sáng có bước sóng ngắn và năng lượng cao.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có khả năng gây tổn thương da. Mặc dù cường độ ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử không mạnh bằng từ ánh sáng mặt trời, tuy nhiên, khoảng cách từ các thiết bị này đến da rất gần và thời gian chúng ta tiếp xúc rất lâu, nên tổng thời gian, cường độ ánh sáng tiếp xúc trên da là rất nhiều. Từ đó gây nên những thương tổn mang tích chất tích lũy, lâu dài có thể gây tổn hại da.
Theo BS Huyền Trâm, để bảo vệ làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói riêng trước tác hại từ ánh sáng xanh liên quan đến các thiết bị điện tử, mọi người nên chú những điều sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc tối đa với các thiết bị điện tử.
- Ban ngày nên sử dụng kem chống nắng có khả năng bảo vệ da dưới ánh sáng khả kiến (bao gồm cả ánh sáng xanh).
- Sử dụng màn hình ngăn ánh sáng xanh cho các thiết bị điện tử.
- Nên tắt chế độ ánh sáng xanh vào ban đêm (chuyển sang chế độ ban đêm - night mode, nightshift) trên các thiết bị điện tử.
- Bổ sung thêm các chất chống oxy hóa để tăng khả năng bảo vệ cho da trước các stress oxy hóa từ ánh sáng xanh.
Với sự cải thiện không ngừng của cuộc sống, không chỉ điện thoại di động và máy tính, nhiều thiết bị điện tử hơn khác trở nên không thể thiếu đối với công việc của nhiều người. Điều này đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với việc bảo vệ thị lực, làn da hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo mọi người nê