Coi chừng rước họa vào thân khi học theo cách làm đẹp trên Tiktok
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng Tiktok đang xuất hiện rất nhiều video hướng dẫn làm đẹp cho các bạn gái. Theo một số bác sỹ, không ít hướng dẫn trong số này chúa đúng khoa học, điều này sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có cho người học theo.
Những cách làm đẹp “có một không hai”
Hiện nay trên Tiktok đang xuất hiện tràn lan các video dạy làm đẹp độc lạ có một không hai như: thoa ớt lên môi để môi căng mọng; chườm đá lạnh lên mặt trên se khít lỗ chân long; bôi rượu thuốc để tẩy da chết; bôi kem trộn để trắng lên trong một hai ngày…
Nguy hiểm hơn còn có người hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm cân, với lời quảng cáo hấp dẫn: “Không cần tập thể dục, không cần ăn kiêng vẫn có được thân hình thon gọn”…
Hướng dẫn làm đẹp môi bằng ớt trên Tiktok |
Là người từng tin vào việc khi chà ớt lên môi sẽ khiến môi căng mọng, chị Thúy An (Thanh Trì) chia sẻ: “Sau khi mình làm thì đúng là môi căng và sưng lên nhưng kèm với đó là đau và rát. Môi của mình đã bị tổn thương. Mình thậm chí còn không khép được miệng, phải mất một khoảng thời gian khá lâu để môi trở lại bình thường. Sau lần đó, hễ cứ ăn gì nóng hay cay là môi bị sưng luôn”.
Bạn Nguyễn Thu Hoài (Hoài Đức, Hà Nội) cho hay: “Sau khi xem được cách chườm đá lên mặt vừa không tốn kém lại giúp da đẹp, không suy nghĩ gì nhiều, mình đã thử. Sau vài lần thì da mình bị bỏng lạnh, mọc rất nhiều mụn sưng tấy. Từ lần đó mình không dám thử nữa.
Mình khuyên mọi người nên cân nhắc chọn lọc những nội dung để học theo trên tiktok, vì không phải cái gì cũng tốt và phù hợp với bản thân mình. Nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc giống như mình chẳng hạn”.
Một clip hướng dẫn dưỡng da bằng chườm đá lạnh |
Ngoài hướng dẫn làm đẹp, trên toptop cũng có nhiều Tiktoker quảng cáo, giới thiệu sản phẩm làm đẹp một cách vô tội vạ như: rượu thuốc, kem trộn, thực phẩm chức năng. Họ rao bán với những những lời “có cánh” như: "Sản phẩm này chất lượng", hay "kem này "bao" an toàn, "bao" trắng", không gây kích ứng da". Tuy nhiên, sự thật về chất lượng thì vẫn còn là một dấu hỏi.
“Tiền mất tật mang”
Chỉ vì tin vào những quảng cáo trên mạng, bạn Minh Hương ( Chương Mỹ, Hà Nội) đã mua cà phê giảm cân để uống và kết quả là phải nhập viện vì xuất huyết dạ dày.
Cà phê giảm cân được quảng cáo rất rầm rộ, tuy nhiên lại chẳng hề có nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ chứng nhận,… thay vào đó là những lời giới thiệu: “không cần ăn kiêng, tập thể dục vẫn có thể giảm 4 cân một tuần”, “mình đã dùng và giảm cân hiệu quả”,… tương tác ảo rầm rộ cùng những chiều trò booking KOC sử dụng đã khiến nhiều người xem đặt niềm tin sai chỗ, dẫn tới những hậu quả về sức khoẻ.
Nhiều loại kem trộn đượng quảng cáo tràn lan trên Tiktok |
Cũng vì tin tưởng quảng cáo bán kem trộn trên mạng mà không ít người phải tới bác sĩ da liễu để điều trị chỉ vì niềm tin vào mới lời “trắng sáng bật tone sau 2 lần sử dụng”, “hiểu quả an toàn”,…
Một số Tiktoker còn đăng các video gợi ý là trắng da nhanh chóng bằng cách như vắt chanh lên mặt, lấy cà chua để tủ lạnh để thoa lên da… Theo các bác sỹ da liễu, việc làm này sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhiều cách làm đẹp hoặc bổ sung tăng cường sức khỏe được đưa lên các trang mạng xã hội chưa được kiểm duyệt, người mua cũng biết đến sản phẩm khi nghe giới thiệu từ người bán hàng… những điều này sẽ gây thiệt thòi cho người tiêu dùng. Vì vậy, các bạn trẻ hãy sống thật khoa học, khi cần khám chữa bệnh hay lời khuyên, hãy tới gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, họ mới chính là người cung cấp kiến thức khoa học đầy đủ và an toàn nhất cho chúng ta.