• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bé 1 tuổi nhiễm chì nặng do đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam

Bệnh nhi 1 tuổi được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị do bị nhiễm chì trong máu nặng.

Gia đình bệnh nhi cho biết: Khoảng 2 ngày trước bé sốt cao 38.5 độ C, đáp ứng với thuốc hạ sốt kèm ho ít, trong miệng bé có đốm trắng quang niêm mạc miệng, chảy nước mũi đục, ăn uống kém, nôn sau ăn, đại tiện bình thường. Gia đình nghĩ bé bị cam nên đã mua thuốc cam (bột đỏ) đánh tưa lưỡi ngày 3 lần trong 4 ngày.

Tuy nhiên sau 2 ngày bé vẫn sốt và mệt nhiều, quấy, không ăn gia đình đưa bé đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) thăm khám.

Dùng thuốc cam đánh tưa lưỡi, bé 4 tháng tuổi ngộ độc chì nặng
Dùng thuốc cam đánh tưa lưỡi khiến trẻ bị nhiễm độc chì trong máu

Kết quả xét nghiệm của bệnh nhi cho chỉ số men gan tăng cao, lượng chì trong máu: 226.5 µg/dl cao gấp nhiều lần mức cho phép. Qua kết quả cận lâm sàng bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị nhiễm chì trong máu nặng.

Gia đình đã được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng và mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm chì trong máu. Các bác sĩ đã liên hệ trực tiếp đến chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp nhận điều trị cho bé.

Hiện tại bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo, các bậc phụ huynh không nên nghe và làm theo các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng. Nếu trẻ có bất cứ biểu hiện nào bất thường, phải đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Trước đó, Bệnh viện Nhi trung ương cũng đã không ít lần cảnh báo về tình trạng trẻ ngộ độc thuốc cam, một phương thuốc bôi miệng được truyền miệng.

Nhiều người còn cho rằng, ngoài việc vệ sinh lưỡi, thuốc cam có khả năng giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường. Sai lầm này khiến nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng co giật, nôn trớ.

Theo các chuyên gia y tế, chì khi xâm nhập cơ thể, có thể gây ra các bệnh về thần kinh, huyết học, dạ dày, tim mạch, thận... Nếu xâm nhập xương, kim loại nặng này phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật