• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Toàn cảnh vị trí hai khu đất xây trụ sở 36 bộ ngành ở Mễ Trì và Tây Hồ Tây

Hai khu đất ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm) và Tây Hồ Tây (Tây Hồ, Bắc Từ Liêm) sẽ là nơi xây dựng trụ sở của 36 bộ ngành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030. Vị trí quy hoạch tại khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) và khu Tây Hồ Tây (quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm).

Trong ảnh: Khu vực Mễ Trì được quy hoạch xây dựng trụ sở bộ ngành tiếp giáp Đại lộ Thăng Long, đường Lê Quang Đạo kéo dài, đường Cương Kiên và làng Trung Văn.

Khu Mễ Trì (diện tích khoảng 55 hecta) có không gian tổng thể là các cụm công trình cao từ 17 đến 25 tầng bố trí bao quanh khu đất, tiếp giáp với các tuyến giao thông chính.

Khu Mễ Trì cách trung tâm Ba Đình khoảng 8km, gắn với Trung tâm Hội nghị quốc gia ở phía bắc và vành đai xanh sông Nhuệ ở phía tây; kết nối trực tiếp với đại lộ Thăng Long, vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến đường sắt đô thị số 5, số 8 trong tương lai. Cán bộ, công chức và người dân khu vực này có thể dễ dàng đến sân bay Nội Bài, chuỗi đô thị phía đông Vành đai 4 và khu nội đô lịch sử.

 Với khu vực Mễ Trì, đường Lê Quang Đạo kéo dài đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư và đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Khu Mễ Trì hiện đã xây dựng trụ sở Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Khu vực này dự kiến sẽ là trụ sở làm việc của 23 cơ quan.

Hiện khu đất này mới có trụ sở của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, còn phần lớn là đất trống, các bãi xe dọc Đại lộ Thăng Long.

Trên khu đất này hiện chỉ có hạ tầng của một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Khu đất cũng còn nhiều vườn cây, nhà tạm.

 Khu Tây Hồ Tây dự kiến là nơi đặt trụ sở 12 bộ, cơ quan, trong đó có các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và một số cơ quan khác. Khu đất này tiếp giáp đường Võ Chí Công, đi qua vành đai 2,5, gần các đường Vành đai 3 và Tây Thăng Long.

Điểm nhấn kiến trúc của khu Tây Hồ Tây (diện tích khoảng 35 hecta) là cụm công trình kết nối với Hồ Tây tạo nên tổ hợp ấn tượng cho không gian đô thị. Các trụ sở làm việc có hình khối kiến trúc thống nhất, cao 12-25 tầng; các khối công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-24 tầng về phía bắc và phía nam gắn với hai trục đường đô thị.

Dự kiến số người làm việc của các cơ quan khoảng 18.700, trong đó khu Tây Hồ Tây khoảng 14.500 (bao gồm 1.000 người làm việc tại cơ quan dự trữ).

Khu Tây Hồ Tây hiện chưa có trụ sở bộ ngành và đang là bãi đất trống.

Trên khu đất chỉ có nhà tạm của văn phòng dự án khu đô thị Tây Hồ Tây. Các tuyến đường qua khu đất này cũng đang được xây dựng.

Khu đất tiếp giáp với đường Võ Chí Công, cách trung tâm Ba Đình khoảng 4,5 km, gắn với Hồ Tây ở phía đông và công viên Hòa Bình ở phía tây; kết nối thuận lợi đến vành đai 3, vành đai 2 và các tuyến tàu điện ngầm số 2, số 4 trong tương lai. Từ đây, người dân có thể di chuyển dễ dàng đến sân bay Nội Bài, trung tâm Thể thao quốc gia Mỹ Đình, khu công viên Hồ Tây và các khu chức năng đô thị khác.

Hiện mặt đường Võ Chí Công cũng đang có một số căn nhà tạm phục vụ buôn bán của người dân.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật