• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tính năng độc nhất của Kuznetsov ngày trở lại

Tàu sân bay duy nhất của Nga là Đô đốc Kuznetsov đã hoàn thành quá trình sửa chữa và chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm.

 
Tiêm kích Su-33 trên tàu Đô đốc Kuznetsov.
Tiêm kích Su-33 trên tàu Đô đốc Kuznetsov.
 

Kênh truyền hình quốc phòng Nga Zvezda ngày 21/2 dẫn tuyên bố của lãnh đạo Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga, ông Alexey Rakhmanov cho biết:

"Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã rời cơ sở bảo dưỡng thuộc Nhà máy sửa chữa số 35 ở Murmansk. Quá trình đại tu các bộ phận dưới nước của tàu đã hoàn thành".

Lãnh đạo của USC cho hay, tàu đang trong giai đoạn hiện đại hóa và sẽ sớm chạy thử trên biển. Theo kế hoạch, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ chính thức hoạt động trở lại trong thành phần của Hải quân Nga vào năm 2024.

Hình ảnh do Zvezda công bố cho thấy, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang được các tàu kéo đưa ra khỏi bến cảng ở nhà máy ở Murmansk.

Đây là lần đầu con tàu này rời cảng Murmansk kể từ khi được đưa vào ụ sửa chữa gần 6 năm trước.

Kể từ khi gia nhập Hạm đội Phương Bắc của Nga vào năm 1991, tàu Đô đốc Kuznetsov đã trở nên nổi tiếng với những sự cố và trục trặc. Khi ở ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2009, hoả hoạn trên tàu đã khiến một thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Một tháng sau, tàu gặp sự cố ngoài khơi bờ biển Ireland, làm rò rỉ khoảng 300 tấn dầu vào đại dương. Đô đốc Kuznetsov đã trải qua thời gian sửa chữa kéo dài tại cảng nhiều lần. Sự cố và tai nạn xảy ra thường xuyên đến nỗi con tàu thường phải được một tàu chở dầu đi kèm theo sau để sửa chữa.

Bất cứ khi nào lên đường, Đô đốc Kuznetsov lại phải nhờ tới một tàu lai dắt mới ra khỏi cảng được. Hoạt động triển khai chiến đấu duy nhất của tàu tới Syria trong năm 2016 đã diễn ra không suôn sẻ.

Hai máy bay chiến đấu gồm một chiếc Su-33 và một chiếc MiG-29K đã lao xuống nước do dây hãm của tàu bị đứt trong quá trình hạ cánh. Vụ việc đã buộc số máy bay còn lại của phi đội trên tàu sân bay phải chuyển đến Căn cứ Không quân Hmeymim ở Syria.

Sau khi trở về từ Syria, tàu Đô đốc Kuznetsov đã bắt đầu được đại tu và hiện đại hóa để kéo dài thời gian hoạt động.

 

Dù USC không tiết lộ nội dung cụ thể trong quá trình sửa chữa và nâng cấp tàu Đô đốc Kuznetsov nhưng truyền hình quốc phòng Nga khẳng định, con tàu luôn mang trên mình những khả năng độc nhất mà không một hàng không mẫu hạm nào khác trên thế giới sở hữu.

Theo Zvezda, tàu Đô đốc Kuznetsov với tính năng lai tạp giữa tàu tuần dương tên lửa hạng nặng và tàu sân bay, trực thăng; không giống với bất kỳ một tàu sân bay nào khác trên thế giới, vì nó được trang bị kho vũ khí khổng lồ, có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp và có thể độc lập tác chiến.

Tàu có chiều dài 302m, chiều rộng 35,4m. Vào thời điểm hạ thủy con tàu, lúc đó Liên Xô chỉ có máy bay tiêm kích hạm Su-27K và MiG-29K, một số loại trực thăng làm nhiệm vụ trinh sát, cứu hộ và chống ngầm có thể cất và hạ cánh trên boong của nó.

Chiếc máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng Yak-41M được thử nghiệm nhưng không được đưa vào biên chế. Ngoài số lượng máy bay, tàu Đô đốc Kuznetsov được trang bị tới 24 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal, tầm bắn 12 km. Mỗi bệ phóng có tới 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu, tương đương 192 tên lửa.

Cùng với đó là 8 tổ hợp pháo/tên lửa CIWS Kashtan, gồm 8 tên lửa 9M311 và 2 pháo nòng xoay 30mm GSh-6-30 mỗi tổ hợp. Ngoài ra, 6 tổ hợp pháo phòng không cực nhanh AK-630 30mm là chốt chặn cuối cùng, đảm bảo tiêu diệt mọi mục tiêu trên không trong tầm bắn.

Tính năng độc đáo nữa của con tàu là nó còn đóng vai trò tác chiến chống ngầm với 2 tổ hợp rocket săn ngầm RBU-12000, tầm hoạt động 12 km và tối đa 60 đạn rocket.

 

 

ức mạnh tấn công đáng sợ nhất của con tàu là gói trang bị 12 quả tên lửa siêu thanh chống hạm P-700 Granit nằm ngay dưới boong tàu. Tên lửa Granit có tầm bắn hơn 400 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường.

Chính việc mang quá nhiều trang bị vũ khí đã khiến biên chế của tàu đông hơn. Bên cạnh đó, tàu mất nhiều thể tích cho những vũ khí này, mặc dù lượng giãn nước lớn hơn tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp nhưng số lượng máy bay của hai tàu tương đương nhau.

 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết