• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khắc phục “tấm hộ chiếu" mã số vùng trồng cho nông sản Việt

Để thiết lập được mã số vùng trồng vốn đã rất khó khăn, nhưng nếu buông lỏng quản lý, không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật thì sẽ dẫn đến tình trạng các lô hàng nông sản xuất khẩu không đáp ứng được quy định của thị trường nhập khẩu, gây ra không ít hệ lụy khác.

Hồi tháng 9/2023, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phải nhận thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về trường hợp phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật trên chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tính ra, từ đầu năm đến nay, phía Trung Quốc đã 6 lần gửi tới Việt Nam thông báo vi phạm về mã số vùng trồng, với 439 trường hợp vi phạm…

Việc bị “tuýt còi” từ phía Trung Quốc đã và đang tác động tới giá nông sản ở một số địa phương. Ghi nhận ở tỉnh Đồng Nai vào thượng tuần tháng 10/2023 cho thấy, giá chuối xuất khẩu được các doanh nghiệp, thương lái mua tại các nhà vườn chỉ còn khoảng 5 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa năm 2023.

Trước tình hình trên, người nông dân ở Đồng Nai đã tăng nhân công lên gấp đôi để chăm sóc chuối. Mục đích là loại bỏ sinh vật gây hại là rệp sáp trên chuối theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu. Giải pháp này sẽ giúp nông dân sớm được cấp lại mã số vùng trồng.

Với lợi thế là cùng nằm trong chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nên vùng trồng và cơ sở đóng gói đang hỗ trợ nhau trong loại bỏ sinh vật gây hại. Cơ sở này vừa tăng thêm máy xịt rửa áp suất cao gấp đôi để làm công việc cuối cùng là loại bỏ những sinh vật có hại còn sót lại trong trường rệp sáp chưa được loại bỏ trong quá trình trồng.

Tại Đồng Nai, nông dân, cơ sở đóng gói chuối bị thu hồi mã số tương đương gần 124.200 tấn đã gấp rút khắc phục trong vòng 2 tuần. Tới thời điểm này, 13 vùng trồng chuối, 2 vùng trồng sầu riêng, 1 cơ sở đóng gói sầu riêng, 16 cơ sở đóng gói chuối đã hoàn thành xong các danh mục cần khắc phục theo đúng yêu cầu của đơn vị nhập khẩu. Đây cũng là cơ sở để kiến nghị phục hồi mã số phục vụ xuất khẩu.

Mã số vùng trồng được xem như tấm “hộ chiếu” cho xuất khẩu nông sản và để để thiết lập được mã số vùng trồng vốn đã rất khó khăn, nhưng nếu buông lỏng quản lý, không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật thì sẽ dẫn đến tình trạng các lô hàng nông sản xuất khẩu không đáp ứng được quy định của thị trường nhập khẩu, gây ra không ít hệ lụy khác. Và thực tế là tính đến nay đã có 750 trường hợp vi phạm mã số vùng trồng. Do vậy, để khắc phụ tình trạng này các địa phương cần tăng cường giám sát mã số sau khi được cấp, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và triển khai các chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với các hàng hóa xuất khẩu.


Tác giả: Thực hiện Thùy Dương - Hà Duyên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan