• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước

Sau 20 năm thực hiện chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay chương trình đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cả nước.

Sáng 21/10, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Thực tiễn 20 năm và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, nhằm tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm qua 20 năm thực hiện “Chương trình bình ổn thị trường” và đề ra định hướng thực hiện trong thời gian tới.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước
Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

Chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được triển khai lần đầu năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện chương trình bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức “bình ổn giá” sang nhận thức “bình ổn thị trường”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Với vai trò là đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông lao động từ các tỉnh, thành đến lập nghiệp. Do đó, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, không chỉ cho người dân thành phố mà cho tất cả người lao động nhập cư, đặc biệt là những người dân nghèo, công nhân, người lao động thu nhập thấp. Đây là những đối tượng chịu tác động đầu tiên và trực tiếp ngay khi giá cả hàng hóa thiết yếu có biến động luôn là trăn trở và TP. Hồ Chí Minh xem đó là trách nhiệm phải tập trung để chăm lo cho mọi người dân, phát huy truyền thống nghĩa tình của thành phố.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Công Thương các địa phương, hiệp hội, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tham dự hội thảo

Trong bối cảnh đó, chương trình bình ổn thị trường đã ra đời và sau 20 năm thực hiện, cùng với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh, trong từng bối cảnh qua từng giai đoạn chương trình đã có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện để tiếp tục gần gũi, đồng hành với người nghèo, người thu nhập thấp. Qua đó, góp phần giải quyết hài hòa giữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội của thành phố.

Đại dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy, trong giai đoạn khó khăn nhất, khi người dân hoang mang, đẩy mạnh thu gom tích trữ, hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa gặp nhiều khó khăn. “Cộng đồng doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường, góp phần cùng thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này” – bà Phan Thị Thắng bày tỏ.

Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước

Công ty cổ phần Ba Huân là một trong nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ rất sớm (tham gia chương trình 19 năm)

Để chương trình bình ổn thị trường tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, đầu tư và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, cũng như thực hiện tốt “mục tiêu kép” của Chính phủ. Đồng thời nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn thị trường giai đoạn 2022 – 2032.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu tại hội thảo cùng tham gia đóng góp nhiều ý kiến, phản biện khoa học và trên tinh thần xây dựng. Trong đó tập trung vào đánh giá tác động của chương trình bình ổn thị trường đối với các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế, cân đối lớn của thành phố thời gian qua…

Cùng với đó, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá triển khai chương trình bình ổn thị trường các năm qua, cũng như thảo luận về cơ hội, thách thức trong tình hình mới. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bền vững thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2032.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi xướng và triển khai liên tục chương trình bình ổn thị trường từ năm 2002, đến nay và đã trở thành thương hiệu riêng của TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chương trình đã tạo sức lan tỏa lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng không chỉ tại TP. Hồ Chí Minh mà hiện nay đã được nhân rộng và triển khai đều ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Xuyên suốt 20 năm, chương trình kiên trì các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời ưu tiên phát triển điểm bán và tổ chức bán hàng lưu động tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp, khu lưu trú công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Đặc biệt, từ nguyên tắc cố định giá, đến nay chương trình thực hiện điều chỉnh giá bán linh hoạt, kịp thời; đảm bảo hợp lý, có khả năng dẫn dắt thị trường, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng và luôn thấp hơn thị trường từ 5% đến 10%. Chương trình góp phần thúc đẩy phát triển, minh bạch, lành mạnh thị trường nội địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, thực hiện có hiệu quả, đồng bộ với các chương trình, đề án lớn của Thành phố như: Đề án phát triển ngành logistics; chương trình kích cầu đầu tư; đề án phát triển hệ thống chợ; kế hoạch phát triển thương mại điện tử…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan