Báo chí không phải chỉ là đam mê mà là trách nhiệm của người cầm bút
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, tôi đã luôn cố gắng vượt qua khó khăn miệt mài với từng con chữ phản ánh chân thực từng sự kiện, từng hoàn cảnh, số phận. Với tôi, nghề báo không chỉ niềm đam mê mà quan trọng là trách nhiệm của người cầm bút.
Từ bước chân chập chững vào nghề báo, đến nay tôi đã có hàng trăm chuyến đi tác nghiệp trên khắp nẻo đường đất nước với nhiều khó khăn, thách thức. Có chuyến đi mang về nỗi thất vọng, có chuyến đi tràn ngập niềm vui và hy vọng đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Trải nghiệm để có thêm nghị lực
Chuyến công tác vào những ngày cuối năm 2022, khi tôi vừa chuyển công tác về báo Tuổi trẻ Thủ đô, văn phòng đại diện khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tôi đã có dịp đến tác nghiệp tại Khu tái định cư mới, xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Để đến được trung tâm xã Phước Kim, đoàn chúng tôi đã phải vượt qua chặng đường dài gập ghềnh với rất nhiều ổ trâu, ổ gà…
Sau 2 năm kể từ ngày mưa lũ gây sạt lở núi, dù tuyến đường giao thông đã được đầu tư sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, dấu vết của cơn lũ dữ đi qua vẫn còn đó với những vết nham nhở, những hố sâu ven con đường dẫn vào khu tái định cư mới. Trên chặng đường di chuyển từ trung tâm huyện Phước Sơn về về xã Phước Kim, anh Đức lái xe của UBND huyện Phước Sơn đã kể cho chúng tôi nghe về mảnh đất và con người nơi đây…
Sau 2 năm kể từ ngày mưa lũ gây sạt lở núi, dù tuyến đường giao thông vào xã Phước Kim, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) mặc dù đã được đầu tư sửa chữa, khắc phục,tuy nhiên, dấu vết của cơn lũ dữ đi qua vẫn còn |
Xã Phước Kim có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Giẻ Triêng. Trong đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10 năm 2020 đã làm 29 ngôi nhà của người dân thôn 2 và thôn 3 cuốn trôi.
Sau trận mưa lũ, cuộc sống bà con nơi đây gặp muôn vài khó khăn, người dân phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, đồ ăn, thức uống phải trông cậy vào chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm…
Sau hơn 4 tiếng đồng hồ chật vật trên những cung đường uốn lượn, gập ghềnh chúng tôi cũng đã đến được làng Triêng, thuộc thôn 3 xã Phước Kim. Vừa đến nơi, tôi như được tiếp thêm động lực khi nhận được những nụ cười thân thiện, gần gũi của cán bộ địa phương và bà con nơi đây. Khi biết có đoàn phóng viên về bản bà con vui lắm.
Làng Triêng với những căn nhà mới khang trang, vững chắc mọc lên từng cụm ẩn hiện giữa núi rừng trùng điệp, được tô điểm bởi những bạt hoa rừng rực rỡ như tiếp thêm sức sống mạnh liệt cho bản mới sau thiên tai.
Ông Hoàng Đình Ba, Bí thư Đảng ủy xã Phước Kim chia sẻ, cuộc sống của đồng bào ở tái định cư mới đã thay đổi nhiều, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa khang trang, sạch sẽ đã giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, trẻ em ở đây cũng đã có điều kiện học tập tốt hơn. Bà con sinh sống trong khu tái định cư luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Tác giả cùng đồng nghiệp công tác tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam |
Sau chuyến đi ấy, hành trang tôi mang về là những khám phá thú vị về văn hóa, tín ngưỡng dân tộc Giẻ Triêng, cùng tinh thần vượt khó của người dân vùng cao với khát vọng vươn lên…
Từ những trải nghiệm ấy giúp tôi có thêm nghị lực, quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục những chuyến tác nghiệp tới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tết nhớ nhà lắm nhưng không thể về
Trong một lần tác nghiệp khác, khi viết về “Tết công nhân xa nhà” tại các khu công nghiệp Đà Nẵng. Do ảnh hưởng của đại dịch dịch COVID-19, một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm hoặc cho công nhân nghỉ luân phiên ngay trước thời điểm Tết Nguyên đán. Điều đó, đồng nghĩa với việc hàng loạt công nhân rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Tác giả, (ngoài cùng bên phải) cùng đồng nghiệp tại chương trình "Chuyến xe Công đoàn"đưa công nhân khó khăn về quê đón Tết do Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng tổ chức |
Không chứng kiến tận mắt, có lẽ sẽ không thấu hiểu hết những khó khăn, vất vả của những người công nhân xa nhà này làm việc trong khu công nghiệp. Vì cuộc sống mưu sinh họ phải xa gia đình, xa người thân để hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.
“Nhớ nhà, nhớ quê lắm nhưng không thể về vì điều kiện kinh tế khó khăn” là lời tâm sự của nhiều công nhân đang làm việc trong Khu công nghiệp Hòa Khánh trong những ngày cuối cùng của năm cũ.
Họ là những người đến thành phố từ khắp mọi miền để tìm cơ hội việc làm, dù đã cố gắng, chăm chỉ làm việc trong nhiều năm nhưng họ vẫn là những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, gánh nặng gia đình, họ vẫn phải từng ngày nỗ lực cố gắng để hy vọng cuộc sống của gia đình mình sẽ tốt hơn.
Nghề báo đã cho tôi nhiều cảm xúc, thỏa mãn niềm đam mê, giúp tôi biết sống có lý tưởng. |
Nghề báo đã cho tôi nhiều cảm xúc, thỏa mãn niềm đam mê, giúp tôi biết sống có lý tưởng. Nhưng điều quan trọng là trách nhiệm của người cầm bút đối với xã hội, trách nhiệm đó đang lớn dần trong tôi theo từng chuyến đi tác nghiệp.