Thu hút FDI tháng 1/2022: Vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 1,3 tỷ USD
Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông đồng bộ, nguồn lao động dồi dào, tỉnh Vĩnh Phúc còn có lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhờ những chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm hoạt động, triển khai dự án.
Cụ thể, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/1, Việt Nam thu hút được 103 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 388 triệu USD, tăng 2,2 lần về số dự án so với cùng kỳ nhưng lại giảm trên 70% số vốn đăng ký so với thời điểm tháng 1/2021. Nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải là do tháng 1 năm nay thiếu các dự án FDI có quy mô lớn.
Tháng 1/2022, có 103 dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,27 tỷ USD, tăng 2,69 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, cũng có 206 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị vốn góp đạt 443,5 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI giải ngân trong tháng 1 ước đạt 1,61 tỷ USD |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần đều tăng so với cùng kỳ cả về số lượt dự án điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần cũng như tổng vốn đầu tư tăng thêm và giá trị vốn góp. Trong khi đó, vốn đầu tư đăng ký mới trong tháng 1/2022 tuy giảm so với cùng kỳ do không có nhiều dự án quy mô lớn song số lượng dự án đầu tư mới lại tăng mạnh (gấp gần 2,2 lần cùng kỳ), cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn rất tích cực.
Vốn thực hiện của dự án FDI trong tháng 1 ước đạt trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Lý giải về dòng vốn FDI thực hiện tăng, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, nối tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2021 sau tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD.
Trong tháng 1/2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong tháng 1/2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Theo đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 29,9 lần so với cùng kỳ năm 2021 |