ĐHĐCĐ ACB: Mục tiêu lãi trước thuế 20,058 tỷ đồng, chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%
Sáng ngày 13/04/2023, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, bầu HĐQT và BKS cũng như bổ sung quyền hạn của HĐQT vào Điều lệ Ngân hàng.
Trực tuyến
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của ACB |
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 17%
Về kế hoạch kinh doanh, ACB đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 đạt 668,788 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 10% so với đầu năm. Tiền gửi mục tiêu đạt 495,411 tỷ đồng (bao gồm giấy tờ có giá) và dư nợ cho vay đạt 453,836 tỷ đồng, tăng lần lượt 8.1% và 9.7%. Mức tăng hạn mức tín dụng thực tế sẽ được điều chỉnh khi được NHNN cấp bổ sung). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Lợi nhuận trước thuế ACB đề ra cho năm 2023 là 20,058 tỷ đồng, tăng 17.2% so với năm 2022.
Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng |
Chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu
Về phân phối lợi nhuận, HĐQT trình ĐHĐCĐ chia cổ tức năm 2022 tổng tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt).
Cụ thể, ACB dự kiến phát hành hơn 506.6 triệu cp để chia cổ tức 2022 với tỷ lệ 15%, cổ đông sở hữu 100 cp sẽ được nhận thêm 15 cp mới.
Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia (theo kết quả kiểm toán tại thời điểm 31/12/2022).
Người sở hữu quyền nhận cổ phiếu sẽ không được phép chuyển nhượng quyền này. Cổ phiếu phát hành thêm sẽ được tự do chuyển nhượng.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2023.
Như vậy, sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 33,774 tỷ đồng lên 38,840 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng |
Sau khi tăng vốn, Dragon Financial Holdings Limited vẫn là cổ đông lớn duy nhất của ACB với tỷ lệ 6.92%.
Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2023, ACB dự trình chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt).
Bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023-2028, bổ sung quyền hạn HĐQT
HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 là 9 thành viên (trong đó có 1 thành viên độc lập) và BKS là 3 thành viên (3 thành viên chuyên trách).
Danh sách ứng viên được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 gồm:
Nguồn: ACB |
Như vậy, 9 ứng viên được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 có 6 thành viên từ HĐQT cũ (không có ông Huang Yuan Chiang - TV HĐQT độc lập) và thay vào đó là 3 ứng viên mới gồm ông Đỗ Minh Toàn, ông Nguyễn Văn Hòa và ông Trịnh Bảo Quốc.
Mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và BKS năm 2023 được trình là 0.6% lợi nhuận sau thuế theo BCTC hợp nhất được kiểm toán năm 2023.
ACB cũng có tờ trình bổ sung quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT tại Điều lệ Ngân hàng.
Theo đoạn 3 Mục III “Tổ chức thực hiện” của Quyết định số 1382/QĐ-NHNN: “Các TCTD căn cứ Quyết định so61689/QĐ-TTg, Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, định hướng, hướng dẫn xây dựng Phương án cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, quy định nội bộ và các văn bản, quy định có liên quan, chủ động xây dựng Phương án cơ cấu lại phù hợp với thực trạng hoạt động của TCTD, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại TCTD…”.
Trong khi Điều lệ ACB (cập nhật ngày 01/08/2022) chưa quy định rõ về thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
Do đó, HĐQT trình ĐHĐCĐ bổ sung khoản 28 vào Điều 45 “Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT”: Phê duyệt các nội dung liên quan đến phương án cơ cấu lại Ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu thuộc thẩm quyền của HĐQT theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
...Tiếp tục cập nhật