• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Copenhagen Infrastructure Partner: Kỳ vọng lớn vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Copenhagen Infrastructure Partner (CIP) đang bày tỏ nhiều kỳ vọng lớn vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn.

Copenhagen Infrastructure Partner: Kỳ vọng lớn vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Vị thế của một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) được thành lập vào năm 2012 bởi những thành viên sáng lập với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo, có trụ sở chính tại Đan Mạch. Sau 10 năm hoạt động, Tập đoàn CIP đã không ngừng lớn mạnh và mở rộng phát triển các Quỹ đầu tư chuyên về năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.

Tính đến nay Tập đoàn đang quản lý 10 quỹ đầu tư với số tổng số vốn quản lý hơn 19 tỷ USD phục vụ các hoạt động đầu tư, nghiên cứu, và triển khai các công nghệ tái tạo tiên tiến trên toàn cầu, bao gồm điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, điện sinh khối, các công nghệ “Power to X” dạng hydro và ammonia xanh, cùng các công nghệ lưu trữ năng lượng, đảo năng lượng và truyền tải điện...

Trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, CIP đang là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới với danh mục đầu tư, phát triển và xây dựng các dự án với tổng công suất hơn 38GW tại nhiều thị trường trên toàn cầu như Mỹ, Anh, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Đơn cử, vào ngày 14/12/2022, dự án điện gió ngoài khơi Fengmiao được đầu tư bởi quỹ CI IV của CIP, nằm cách bờ biển thành phố Đài Trung ở phía Tây Đài Loan khoảng 35 km, đã được trao 500-600 MW công suất để hòa lưới vào năm 2027. Số công suất chính xác sẽ sớm được thông báo. CIP dự kiến sẽ khởi công xây dựng dự án điện gió ngoài khơi Fengmiao vào năm 2025 và dự án sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2027. Giá thầu của CIP cho phiên đấu giá Vòng 3 mới nhất này đã đạt được điểm cao nhất trong số tất cả các giá thầu cạnh tranh.

Copenhagen Infrastructure Partners bước vào thị trường điện gió ngoài khơi của Đài Loan vào năm 2017 và Fengmiao là dự án điện gió ngoài khơi thứ ba của CIP tại Đài Loan. Vào tháng 4 năm 2018, CIP đã được trao gần 900MW công suất cho hai dự án hiện đang được xây dựng gồm: Dự án điện gió ngoài khơi Changfang và Xidao công suất 595MW (đang xây dựng và phát điện lần đầu vào cuối năm 2022) và dự án điện gió ngoài khơi Zhong Neng công suất 298MW.

Ngoài thành công tại thị trường Đài Loan, vào ngày 7/12/2022, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) thông qua quỹ CI IV cùng đối tác của họ là công ty TNHH California North Floating đã được công bố là người chiến thắng tạm thời trong cuộc đấu giá khu vực biển cho thuê OCS-P 0562 tại California do Cục Quản lý Năng lượng Đại dương Hoa Kỳ tổ chức (BOEM - United States Bureau of Ocean Energy Management).

Đây là phiên đấu giá cho thuê khu vực biển để phát triển dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Bờ Tây Hoa Kỳ và cũng là lần đầu tiên Hoa Kỳ thương mại khu vực biển để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi móng nổi tiềm năng ở quy mô thương mại. Tổng cộng có năm hợp đồng thuê khu vực biển để phát triển điện gió ngoài khơi ngoài khơi tại bờ biển miền trung và miền bắc California đã được tổ chức đấu giá và khu vực dự án mà CIP giành được có công suất tiềm năng hơn 1000 MW.

Kể từ khi gia nhập thị trường điện gió ngoài khơi tại Hoa Kỳ vào năm 2016, CIP đã khẳng định vị trí dẫn đầu về điện gió ngoài khơi thông qua công ty liên kết là Công ty Điện gió ngoài khơi Vineyard (Vineyard Offshore). Trong đó có dự án Vineyard Wind 1, dự án điện gió ngoài khơi quy mô thương mại đầu tiên của Hoa Kỳ hiện đang được xây dựng, và được quản lý trong hai khu vực biển cho thuê để phát triển điện gió ngoài khơi với tổng công suất gần 5,0 GW ngoài khơi bờ biển Massachusetts và New York.

CIP gia nhập thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam vào năm 2019 và nhìn thấy những cơ hội lớn để tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và gió của Việt Nam nhằm chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh. Ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP), đơn vị đang phát triển danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng cho CIP ở miền Bắc và Nam Việt Nam, chia sẻ: “Đây là hai cột mốc tuyệt vời phản ánh kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi của CIP và COP ở các thị trường khác nhau và cho thấy cam kết liên tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh thông qua điện gió ngoài khơi như một ngành công nghiệp then chốt.

Cả Hoa Kỳ và Đài Loan đều có những khó khăn thách thức riêng biệt như ở bất kỳ thị trường nào tuy nhiên CIP đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ và chính quyền địa phương, cũng như các nhà cung ứng, để đảm bảo rằng các dự án khả thi có thể được thực hiện để hỗ trợ an ninh năng lượng và đáp ứng các mục tiêu phát thải ròng bằng không. Hai quốc gia này đã thực hiện các bước quan trọng để giữ được các dự án quy mô lớn và cạnh tranh về chi phí bằng cách bắt đầu với các dự án thí điểm và sử dụng các nhà phát triển có kinh nghiệm để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của họ. Đây chắc chắn là một quá trình chúng tôi sẽ ủng hộ mạnh mẽ để chia sẻ cho thị trường Việt Nam”.

Kỳ vọng vào dự án ở Việt Nam

Đầu tư vào thị trường Việt Nam, CIP bày tỏ sự kỳ vọng trước tiềm năng điện gió của nước ta. Trong khi chờ đợi các cơ chế, quyết định và chính sách phù hợp tại Việt Nam, Copenhagen Infrastrcture Partners và công ty liên kết Copenhagken Offshore Partners (COP) vẫn đang thực hiện các chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn có tổng công suất 3,5 GW với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 10,5 tỉ USD. Dự án sẽ tạo ra một khoản đầu tư kinh tế rất lớn cả trong khu vực và quốc gia bên cạnh việc tạo ra rất nhiều việc làm tiềm năng cũng như nâng cao kỹ năng lực lượng lao động Việt Nam và nâng cấp chuỗi cung ứng tại tỉnh Bình Thuận và các khu vực khác.

CIP và COP cũng đã thực hiện nhiều hoạt động chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại nhiều diễn đàn, hội thảo về năng lượng và phát triển bền vững tại Việt Nam. Gần đây nhất là các sự kiện như khai trương văn phòng mới do nhu cầu mở rộng đội ngũ của COP tại Hà Nội, lễ ký kết các biên bản ghi nhớ quan trọng như thỏa thuận hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở miền Bắc Việt Nam giữa CIP và Tập đoàn Xuân Cầu Holdings, Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển việc lắp ráp và cung cấp trạm biến áp ngoài khơi cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và mở rộng phát triển thị trường ra châu Á và quốc tế giữa CIP, Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) và Semco Maritime.

Ngoài ra, biên bản ghi nhớ về việc sử dụng dịch vụ cảng quốc tế Vĩnh Tân trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi giữa Tập đoàn CIP và Tập đoàn Thái Bình Dương đã được ký kết với sự chứng kiến của Thái tử kế vị Đan Mạch và Công nương phu nhân, Ngài Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và đại diện các Bộ tại Việt Nam; Đoàn lãnh đạo cấp cao của CIP sang thăm Việt Nam; tham gia diễn đàn triễn lãm và kinh tế xanh Green Economy Forum & Exhibition 2022 tổ chức bới EuroCham thông qua gian trưng bày và sự tham gia của các diễn giả của CIP và COP tại sự kiện…

CIP và COP đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia nhiều sự kiện, diễn đàn về năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi khác tại Việt Nam. Đây là những bước chạy đà để sẵn sàng cho mục tiêu đầu tư vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn cùng các dự án tiềm năng khác ở miền Bắc và cam kết đầu tư, phát triển bền vững ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Với tổng công suất dự kiến 3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khi hoàn thành có thể cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm. La Gàn đặt mục tiêu trở thành dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tổng giá trị đầu tư khoảng 10,5 tỷ USD, được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất cũng như ứng dụng những công nghệ điện gió tiên tiến nhất.

Với tổng công suất dự kiến 3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khi hoàn thành có thể cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm. La Gàn đặt mục tiêu trở thành dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tổng giá trị đầu tư khoảng 10,5 tỷ USD, được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất cũng như ứng dụng những công nghệ điện gió tiên tiến nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan