• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lý do khiến sinh viên quốc tế yêu thích Việt Nam học

Văn hóa, ngôn ngữ tiếng Việt có đặc trưng và bản sắc riêng nên nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Hà Nội để học tập.

Toàn cảnh lễ kỷ niệm.

Toàn cảnh lễ kỷ niệm.
 

Sáng 31/10, Trường ĐH Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Việt Nam học và 35 năm giảng dạy tiếng Việt.

Đến từ Vũ Hán (Trung Quốc), Liu Yun Long – sinh viên năm thứ 2, Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Hà Nội chia sẻ, em được nghe nhiều về văn hóa và ngôn ngữ tiếng Việt, nay được học và trải nghiệm rồi mới thấy thú vị.

Theo Liu Yun Long, văn hóa Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc nhưng vẫn có bản sắc riêng, hòa nhập nhưng không hòa tan với văn hóa các nước. Các bạn trẻ của Việt Nam đều có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và luôn tự hào về văn hóa quê hương. Ngôn ngữ Việt có âm sắc, nhịp điệu nên rất thú vị.

“Cho đến giờ, em thấy, sự lựa chọn của mình là đúng đắn và quyết tâm theo học để có được vị trí việc làm tương xứng” - Liu Yun Long bộc bạch.

hanu8055.jpg

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Hà Nội cho hay, cách đây 20 năm (năm 2004), Khoa Việt Nam học, với tiền thân là Trung tâm tiếng Việt thực hành được thành lập.

 

Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đón nhận sinh viên từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến học tập, nghiên cứu. Ngoài chương trình đào tạo cử nhân ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Khoa còn có các chương trình đào tạo tiếng Việt ngắn hạn với các khóa học tiếng Việt giao tiếp và tiếng Việt chuyên ngành.

Sinh viên, học viên tốt nghiệp ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có cơ hội làm việc trong các cơ quan ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu.

“Đã có hàng ngàn cử nhân và học viên theo học các khóa đào tạo ngắn hạn, nhiều thạc sĩ đã tốt nghiệp, hoàn thành khóa học tại Khoa Việt Nam học và hiện đang giữ những vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác ở nhiều quốc gia trên thế giới” - PGS.TS Phạm Ngọc Thạch thông tin.

hanu8194.jpg

TS Nguyễn Thị Thanh Xuân chia sẻ tại buổi lễ.

Năm 1989, tiếng Việt lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại Trường ĐH Hà Nội. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng Khoa Khoa Việt Nam học nhớ lại, tháng 9 năm 2004, Nhà trường tuyển sinh Khóa đào tạo Đại học Chính quy ngành tiếng Việt cho người nước ngoài đầu tiên với 44 sinh viên, đặt nền móng cho sự khởi đầu của Khoa Việt Nam học

Đến nay, Khoa đã đào tạo được 17 khóa sinh viên với gần 2.000 cử nhân hệ chính quy. Hiện, khoa đào tạo khoảng 450 sinh viên quốc tế đến từ gần 30 quốc gia và và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Từ ngày đầu thành lập với số lượng sinh viên đầu vào còn hạn chế, khoảng vài chục sinh viên, giờ đây Khoa đã tăng số lượng tuyển sinh hàng năm lên 200 đến 300 sinh viên.

Đội ngũ giáo viên mời giảng đến từ các trường đại học khác khoảng 10 người. Khoa có 4 bộ môn với tổng số gần 800 sinh viên quốc tế thuộc các hệ đào tạo mỗi năm.

hanu7921.jpg

Văn nghệ chào mừng.

Nguồn nhân lực do Khoa đào tạo luôn được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước đánh giá cao. Chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo chính quy, được thể hiện rõ qua kết quả tốt nghiệp hàng năm.

Cụ thể, số sinh viên đạt tỷ lệ tốt nghiệp trong 10 năm trở lại đây luôn đạt gần 100%. Trong đó, số sinh viên khá, giỏi chiếm gần 90%, không có sinh viên yếu kém.

Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, khả năng thích ứng nhanh với công việc, có kỹ năng thực hành tốt, năng động, sáng tạo.

“Theo kết quả điều tra tháng 9 năm 2024, 100% sinh viên của Khoa có việc làm sau khi tốt nghiệp được 6 tháng và gần 90% làm việc theo đúng chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước” - TS Nguyễn Thị Thanh Xuân thông tin.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết