• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó vụ trưởng Vụ Đất đai: Phần lớn dự án chậm tiến độ là do làm không đúng quy trình, không phải vướng mắc về pháp lý

Quốc hội đã thông qua điều chỉnh hiệu lực thi hành với Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Điều này được giới chuyên gia đánh giá sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản.

Hôm nay 1/8, báo Dân Việt tổ chức tọa đàm "Vận hội mới của thị trường bất động sản", sự kiện diễn ra đúng ngày 3 bộ luật quan trọng tác động trực tiếp đến thị trường địa ốc là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực.

photo-1722482072079

Tọa đàm "Vận hội mới của thị trường bất động sản" được báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức.

Vài năm gần đây, khi thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại: Nguồn cung sản phẩm mới eo hẹp, giá nhà đất tăng, dòng vốn chảy vào địa ốc giảm, thanh khoản nhỏ giọt… Không ít chuyên gia đã chung nhận định, thị trường bất động sản có khoảng 70% vướng mắc từ pháp lý, 30% khó khăn từ nguồn vốn. 

Trong đó, rất nhiều dự án vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính. Giải thích vẫn đề này, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, có những dự án, chúng ta áp dụng theo luật ban hành năm 1993, chứ không phải năm 2013. Ngay cả với Luật năm 2013, nhiều địa phương không thực hiện được, dẫn đến nhiều sai phạm trong câu chuyện về định giá đất, từ đó, xảy ra vấn đề sợ sai, không dám làm.

Thứ nhất, đối với những lỗi không phải từ chủ đầu tư mà thuộc về cơ quan nhà nước về cơ chế, Luật Đất đai giải quyết được. Thứ hai, trường hợp nào nhà nước thu hồi, trường hợp nào doanh nghiệp phải tự thực hiện, Luật Đất đai năm 2024 cũng đã có quy định rất rõ. Thứ ba, vấn đề minh bạch về trường hợp nào thực hiện đấu giá, trường hợp nào đấu thầu, trường hợp nào được tự thực hiện.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ, chuyển nhượng dự án,... đều được đưa ra để giải quyết trong Luật Đất đai. Luật cũng định hướng giải quyết cho câu hỏi, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, vẫn còn Quốc tịch Việt Nam mua nhà thế nào? Hay câu chuyện chuyển nhượng dự án đối với chủ đầu tư là người trong nước, chủ đầu tư là người nước ngoài,... luật đều giải quyết.

Với việc 3 Luật có hiệu lực sớm, ông Chính kỳ vọng sẽ tháo gỡ được vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay, đặc biệt là giải quyết được câu chuyện về định giá đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Cũng cho ý kiến tại tọa đàm ông Lê Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường lại cho rằng: Hầu hết các dự án bị chậm tiến độ là do làm không đúng quy trình chứ không phải vướng mắc về pháp lý.

Dù luật đã quy định nhưng nhiều dự án không làm theo tuần tự, dẫn đến sai sót là câu chuyện thường xuyên xảy ra. Theo quy định trước đó, thời điểm định giá là thời điểm có quyết định cho thuê đất, nhưng lại không quy định bao lâu phải ban hành quyết định về giá đất. Điều này gây ra những sự trì trệ. Đối với tồn tại này, Luật Đất đai năm 2024 đã tháo gỡ vướng mắc về mặt định giá.

Việc đẩy sớm 3 luật sớm hơn dự kiến tới 5 tháng, rất có lợi cho bất động sản. Theo đó, dự án tiếp cận đất đai minh bạch hơn. Rất nhiều cơ chế tiếp cận đất đai cho các nhà đầu tư bất động một cách rất minh bạch. Và khi cơ chế minh bạch sẽ tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư, người dân cũng không vướng các thủ tục pháp lý như trước đây.

Tất nhiên, trong Luật tháo gỡ nhiều là giá đất và bồi thường tái định cư. Trước đây chúng ta quy định giá cụ thể, nhưng nhiều nơi định giá còn thấp so với thị trường. Quy định mới dù vẫn dùng giá cụ thể, nhưng dần tiếp cận giá thị trường. Giá đất tăng, bảo đảm quyền lợi cho người bị thu hồi tốt hơn. Ngoài ra, các loại đất được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Lê Na


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật