• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6

Từ ngày 1/6/2025, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt ở TP Hồ Chí Minh sẽ được tính dựa trên thống kê khối lượng bình quân hàng tháng.

Theo Quyết định 67 vừa được UBND TP Hồ Chí Minh ban hành, từ ngày 1/6, dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn sẽ áp dụng mức giá mới, thống nhất theo khu vực thay vì mỗi quận, huyện tự áp giá như trước.

Theo đó, thành phố chia làm 3 khu vực, tương ứng theo các mức giá khác nhau, gồm: TP Thủ Đức và các quận; Cần Giờ, Nhà Bè và Hóc Môn; Bình Chánh - Củ Chi.

Cụ thể, tiền rác (bao gồm tiền thu gom và vận chuyển) mỗi tháng sẽ thu theo các khu vực như sau:

TP Thủ Đức và các quận

Hộ gia đình/chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ 126kg/tháng trở xuống sẽ đóng 61.000 đồng tiền thu gom và 23.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 84.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 126kg/tháng đến 250kg/tháng đóng 91.000 đồng tiền thu gom và 34.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 125.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 250kg/tháng đến 420kg/tháng đóng 163.000 tiền thu gom và 60.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 223.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 420kg/tháng đóng tiền thu gom 485,97 đồng/kg rác và tiền vận chuyển 180,07 đồng/kg rác.

TP Thủ Đức hiện là địa phương có nhiều điểm tồn đọng rác thải tự phát, gây ô nhiễm

TP Hồ Chí Minh còn nhiều điểm tồn đọng rác thải tự phát, gây ô nhiễm

Huyện Bình Chánh và Củ Chi

Hộ gia đình/chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ 126kg/tháng trở xuống đóng 57.000 đồng tiền thu gom và 19.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 76.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 126kg/tháng đến 250kg/tháng đóng 85.000 đồng tiền thu gom và 28.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 113.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 250kg/tháng đến 420kg/tháng đóng 152.000 đồng tiền thu gom và 49.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 201.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 420kg/tháng đóng tiền thu gom 452,91 đồng/kg rác và tiền vận chuyển 147,07 đồng/kg rác.

Huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ

Hộ gia đình/chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh ≤ 126kg/tháng trở xuống đóng 57.000 đồng tiền thu gom và 23.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 80.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 126kg/tháng đến 250kg/tháng đóng 85.000 đồng tiền thu gom và 34.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 119.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 250kg/tháng đến 420kg/tháng đóng 152.000 đồng tiền thu gom và 60.000 đồng tiền vận chuyển (tổng 212.000 đồng).

Chủ nguồn thải có khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trên 420kg/tháng đóng tiền thu gom 452,91 đồng/kg rác và tiền vận chuyển 180,07 đồng/kg rác.

Giai đoạn này chưa thực hiện thu giá dịch vụ xử lý rác sinh hoạt đối với đối tượng nhóm 1 gồm hộ gia đình, cá nhân và các chủ nguồn thải nhỏ.

Đối với các chủ nguồn thải lớn sẽ chịu thêm tiền xử lý rác. Theo đó, tại TP Thủ Đức và các quận là 420,45 đồng/kg rác; huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ là 420,45 đồng/kg rác; huyện Củ Chi, Bình Chánh là 420,45 đồng/kg rác.

Các mức tiền trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra. Trong quá trình triển khai thực hiện áp dụng mức thuế giá trị gia tăng đầu ra theo quy định hiện hành.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hồ Chí Minh, với chủ nguồn thải là các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp... việc tính giá thu gom, vận chuyển rác cũng sẽ thống kê và xác định khối lượng phát sinh bình quân, từ đó áp dụng theo khung giá mà thành phố ban hành, tuỳ theo khu vực.

Việc thống kê, xác định khối lượng rác phát sinh này sẽ dựa trên sự thống nhất giữa người dân, chính quyền địa phương và đơn vị thu gom, chứ không phải đi cân rác mỗi ngày.

Theo thống kê, mỗi ngày TP Hồ Chí Minh phát sinh khoảng 9.800 tấn rác thải sinh hoạt; cao điểm lễ, Tết lên đến 11.000 tấn. Trong đó, phần lớn rác được thu gom rồi xử lý bằng phương pháp chôn lấp, số còn lại xử lý bằng phương pháp đốt, sản xuất phân bón, tái chế...

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết