• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Châu Á Thái Bình Dương vượt qua toàn cầu trong giảm phát thải carbon

Việt Nam và New Zealand là 2 nền kinh tế duy nhất vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia phụ thuộc vào than đá. Báo cáo cũng phân tích tác động của sự tăng giá và khủng hoảng nguồn cung ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Bên lề Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Sharm el-Sheikh, Cộng hòa Arab Ai Cập, ngày 15/11, PwC đã cho ra mắt ấn phẩm về báo cáo chỉ số Net Zero các quốc gia, trong đó có nhiều thông tin như: Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong cuộc đua giảm phát thải carbon. Dẫu vậy, con đường từ giảm phát thải 1,2% như hiện tại tới con số mục tiêu 15,2% mỗi năm vẫn là rất xa.

Việt Nam và New Zealand là 2 nền kinh tế duy nhất vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Tuy nhiên Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia phụ thuộc vào than đá. Báo cáo cũng phân tích tác động của sự tăng giá và khủng hoảng nguồn cung ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Theo Báo cáo cho thấy: Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu trong nỗ lực giảm phát thải carbon so với toàn cầu với tỉ lệ 1,2% so với 0,5% trong năm 2021. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn kém xa so với mức cần thiết để hạn chế nhiệt độ nóng lên toàn cầu 1,5°C, vốn đòi hỏi tỉ lệ giảm phát thải carbon là 15,2% mỗi năm. Các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã thực hiện lộ trình giảm phát thải carbon của riêng mình – một số quốc gia đạt được sự nhất quán hơn những quốc gia khác. Các chính phủ trong khu vực cần tăng cường đáng kể các mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) cho năm 2030 và xa hơn nữa.

Châu Á Thái Bình Dương vượt trội hơn so với các khu vực khác trên toàn cầu trong năm 2021 với tỷ lệ giảm phát thải carbon là 1,2% so với 0,5%, trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính từ tăng trưởng kinh tế mặc dù đang đối mặt với nhiều trở ngại.

Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế năm 2022 của PwC cho thấy khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm phát thải khí carbon trung bình 1,2% vào năm 2021. Điều này cho thấy lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tạo ra đang giảm. Trong khi đó, nỗ lực giảm phát thải carbon của thế giới là 0,5%, một khoảng cách lớn so với tỷ lệ giảm phát thải carbon 15,2% cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế của PwC theo dõi tiến độ của các quốc gia trong việc giảm lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng và giảm phát thải khí carbon tại quốc gia đó. Nghiên cứu đo lường mức độ tiêu thụ năng lượng so với GDP và hàm lượng carbon của năng lượng đó. Nghiên cứu cho thấy 9 trong số 13 nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã giảm phát thải carbon vào năm 2021, tuy nhiên, chỉ có hai nền kinh tế - New Zealand và Việt Nam - vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). New Zealand giảm cường độ carbon nhiều nhất ở mức 6,7% vào năm 2021, tiếp theo là Malaysia (4,0%), Việt Nam (3,4%) và Australia (3,3%).

Các mục tiêu cấp toàn cầu và cấp quốc gia cần được chuyển hóa vào chính sách. Kết quả tích cực từ các chính phủ Châu Á Thái Bình Dương đó là một số chính sách đã được thực thi. Tuy nhiên, để duy trì mục tiêu 1,5°C, chính phủ các nước trong khu vực này cần phải có những chính sách mang tính chất quyết định, bao gồm kết hợp các mục tiêu năng lượng tái tạo với các kế hoạch loại bỏ dần sử dụng than đá; thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả với chính sách điện khí hóa; tích hợp chính sách định giá carbon kết hợp với đổi mới, cũng như mở rộng quy mô công nghệ sạch và đảm bảo quá trình chuyển đổi hợp lý.

Các nền kinh tế có các nỗ lực phù hợp với mục tiêu của mình: Úc, Trung Quốc, Malaysia, New Zealand và Hàn Quốc và có thể bao gồm Thái Lan. Các quốc gia này đã cho thấy sự tiến bộ đáng khích lệ về hướng đi và tốc độ. Hầu hết các quốc gia vẫn tạo ra nhiều khí thải carbon, nhưng đang duy trì động lực phát triển đầy hứa hẹn.

Một số nền kinh tế chưa có các hoạt động nhất quán và chậm trễ trong quá trình giảm phát thải carbon trong thập kỷ vừa qua: Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Với tham vọng và quyết tâm rõ ràng hơn, các quốc gia này có khả năng điều chỉnh lại đúng hướng.

Một số nền kinh tế đang vẫn còn ở khá xa đích đến: Bangladesh, Philippines, Pakistan và Việt Nam. Các nền kinh tế đang phát triển này bắt đầu với cường độ carbon tương đối thấp. Sự phát triển kinh tế của các nước này trong thập kỷ qua được thúc đẩy một phần bởi than đá và đây là những rủi ro lớn nhất khi quốc gia bị mắc kẹt giữa tài nguyên cạn kiệt và biến đổi khí hậu.

Báo cáo cho biết: Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang chịu áp lực để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng với mức giá hợp lý, vẫn còn đó cơ hội kinh doanh dành cho các khoản đầu tư vào net zero nhờ nguồn lực đổi mới. Sự tăng giá năng lượng và khủng hoảng nguồn cung đã tạo nên xu hướng đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn; nhưng đồng thời cũng tăng cường cơ hội đầu tư cho năng lượng tái tạo trong dài hạn. Tương tự, các động lực kinh doanh về hiệu quả năng lượng đã tăng lên, đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng và các ngành công nghiệp khó giảm thiểu năng lượng tiêu thụ. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách tiêu thụ năng lượng ít hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, báo hiệu một bước ngoặt trong cách chúng ta suy nghĩ về năng lượng.

Câu chuyện giảm thải carbon đang chuyển từ tham vọng sang hành động. Tuy nhiên, báo cáo năm nay cho thấy những tồn tại cần được ghi nhận và giải quyết tại COP27 và sau đó. Thu hẹp khoảng cách từ tham vọng tới hành động sẽ là một bước ngoặt để Châu Á Thái Bình Dương đạt được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về Net Zero.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật