• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng văn hóa giao thông bắt đầu từ ý thức

Thời gian qua, việc xây dựng văn hóa giao thông tại Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân đã có ý thức hơn, góp phần quan trọng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng khi xử lý vi phạm đã giúp việc xây dựng văn hóa giao thông từng bước đi vào nền nếp.

95% số vụ tai nạn giao thông xuất phát từ ý thức

Theo lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, trong quý I/2023, đơn vị đã xử lý 71.167 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt 148,3 tỷ đồng; Trong đó, xử lý 18.310 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ðiều đáng mừng, đánh giá sơ bộ cho thấy, ba tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố tiếp tục được kiềm chế, giảm cả ba tiêu chí so với quý IV/2022. Nhiều địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác tham mưu, triển khai biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông. Số người chết do tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022.

Xây dựng văn hóa giao thông bắt đầu từ ý thức

Tình trạng lấn vạch kẻ, đi trái làn đường thường xuyên diễn ra

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực nhưng tình trạng vi phạm giao thông vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn thành phố. Ghi nhận thực tế tại Hà Nội, thời gian gần đây, tình trạng vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi xe không biển số, điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm… vẫn diễn ra thường xuyên trên các tuyến phố. Hành vi này không những gây nguy hiểm cho bản thân người vi phạm và những người lưu thông trên đường mà còn là tác nhân gây ách tắc, ùn ứ và tai nạn giao thông.

Đáng nói, theo thống kê của các cơ quan chức năng, 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Vì vậy, lực lượng chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm, kết hợp cùng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân.

Mỗi người dân là một “tuvên truyền viên", “cộng tác viên” đắc lực…

Nhằm triển khai thống nhất, đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là vận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao văn hóa giao thông, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND về xây dựng và phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Xây dựng văn hóa giao thông trong trường học sẽ góp phần vun bồi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ngay từ thế hệ trẻ

Xây dựng văn hóa giao thông trong trường học sẽ góp phần vun bồi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ngay từ thế hệ trẻ

Theo đó, kế hoạch nhằm phấn đấu mỗi người dân là một “tuvên truyền viên", “cộng tác viên” đắc lực với lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Phát huy dân chủ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để huy động người dân tham gia.

Phong trào được triển khai trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội, tuyên truyền Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hướng dẫn cách thức nhận diện, vận động người dân chủ động phát hiện, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm: Xe ô tô khách chở quá số người quy định; Đón trả khách không đúng nơi quy định; Xe ô tô tải chở quá khổ, quá tải, "cơi nới" thành thùng, chở vật liệu để rơi vãi; Hoạt động không đúng giờ quy định (bao gồm cả xe chở rác); Xe ô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi vào làn khẩn cáp trên đường cao tốc; Ô tô, xe máy lạng lách, đánh võng gây mát an toàn giao thông...

Theo Ðại tá Trần Ðình Nghĩa, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội, để xây dựng văn hóa giao thông cần thượng tôn pháp luật và sự hiểu biết của người tham gia giao thông. Bằng các biện pháp quyết liệt như xử lý nghiêm cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm, can thiệp khi xử lý nồng độ cồn và các lỗi vi phạm giao thông đã thể hiện quyết tâm, cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị Thủ đô. Việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn thời gian qua đã góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Thực tế cho thấy, để tạo dựng văn hóa giao thông không thể trong ngày một, ngày hai mà cần sự kiên trì từ cả hai phía là cơ quan quản lý cũng như chính người dân. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm cũng là giải pháp cần được tăng cường.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan