• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vụ án vi phạm quy định giao thông đường bộ tại Nam Định: Phía bị hại kháng cáo bản án sơ thẩm

Sau khi Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân (HĐXX TAND) huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định) có bản án sơ thẩm, phía bị hại đã kháng cáo, đề nghị tăng mức phạt với bị cáo.

Vụ án vi phạm quy định giao thông đường bộ tại Nam Định: Phía bị hại kháng cáo bản án sơ thẩm

Tang vật vụ án

Theo cáo trạng, khoảng 18h30 ngày 5/4/2024, Đặng Đức Trọng (SN 2004, ngụ xóm 4, xã Xuân Hồng) đi xe máy BKS 18F1 - 452.79 trên tỉnh lộ 489, hướng từ thị trấn Xuân Trường đi xã Xuân Hồng.

Khi đến đoạn đường thuộc địa phận phố Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, lúc này khoảng 18h45, trời mưa nhỏ, đường trơn trượt, chập choạng tối, tầm nhìn hạn chế, Đặng Đức Trọng chạy xe với tốc độ khoảng 60km/h, không chú ý quan sát giảm tốc độ, xảy ra va chạm với bà Nguyễn Thị Bình (ngụ phố Bùi Chu).

Lúc này bà Bình đang bê một bó cành cây, lá cây hoa giấy, đi bộ cắt ngang qua đường, hướng từ bên phải sang bên trái theo chiều tiến của xe máy.

Do không chú ý quan sát, không chấp hành quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ, không giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn nên phần đầu xe máy do Đặng Đức Trọng điều khiển xô vào bà Bình, làm cả hai ngã ra đường, xe máy đổ rê về phía trước khoảng 20m.

Bà Bình tử vong trên đường đi cấp cứu. Đặng Đức Trọng bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên sơ thẩm, HĐXX đánh giá chỉ cần áp dụng mức án phạt tù có thời hạn cho bị cáo được hưởng án treo để bị cáo tự cải tạo ngoài xã hội cùng sự giám sát của UBND nơi cư trú.

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo đã tự nguyện bồi thường một phần thiệt hại cho gia đình bị hại nhưng quá trình điều tra và tại phiên tòa, gia đình bị hại không yêu cầu nên không đặt ra xem xét.

Số tiền 20 triệu đồng bị cáo tác động gia đình đã nộp tại cơ quan chức năng; do gia đình bị hại không đồng ý nhận, sẽ trả lại bị cáo. Tòa tuyên xử Đặng Đức Trọng 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng.

Sau phiên sơ thẩm, gia đình bị hại đã kháng cáo, cho rằng bản án sơ thẩm chưa đủ tính răn đe với bị cáo và xã hội: “Cần có bản án đủ sức răn đe với bị cáo, cũng như là bài học cho các thanh, thiếu niên”.

https://baophapluat.vn/
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết