• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thú vị miệng núi lửa

Trên Trái đất có tới 80% bề mặt là núi lửa và những biến động địa chất tạo ra sông hồ, thậm chí đại dương và lục địa.

Đến nay vẫn còn có tới hơn 500 núi lửa  hoạt động, phun trào nham thạch hoặc thi thoảng tạo ra vụ nổ khiến người ta phải e dè.

Núi lửa là một chú “mãnh hổ” bất kham, bất ngờ và nhanh hơn cả loài báo châu Phi, do bất cứ lúc nào chúng cũng có thể nổ tung, sôi réo ồn ào và nhấn chìm vạn vật trong dung nham. Tuy nhiên, khi chúng đã ngưng hoạt động thì mọi thứ lại trở về thanh bình, đất đai sẽ màu mỡ hơn, phong cảnh cũng hùng vĩ hơn.

Điều đặc biệt, núi lửa ngừng hoạt động sẽ để lại hố sâu gọi là miệng núi lửa. Kiến tạo này chỉ có một hình thái cơ bản là hõm vào hun hút như một cái chảo khổng lồ hứng trọn nắng trời. Vì lòng trũng nên miệng núi lửa tụ mưa thành hồ và lập nên một hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

Núi lửa Fuji ở Nhật có miệng to và do vào đông tuyết phủ dày đặc, nó trông cứ như miệng của một chú hổ trắng đang gầm gừ. Cá biệt một số ngọn núi khác còn có nhiều miệng, như núi Etna ở Ý có tới ba miệng trũng dốc.

 

Độc đáo hơn, quần đảo Lazarote thuộc Tây Ban Nha trên Đại Tây Dương còn là nơi không thể đếm xuể những miệng núi lửa vì mỗi khi nham thạch phun lên gặp nước, lại tạo ra một cái hố to nhỏ giống hệt lỗ tổ ong.

Miệng núi lửa Apolaki ở Philippines có đường kính lên tới 150 km và là một caldera (miệng núi ngậm nước) lớn nhất thế giới.

 

Từ lâu, con người đã dùng miệng núi lửa đã thôi hoạt động để làm chỗ ở, canh tác và nghiên cứu. Trong những miệng núi lửa nổi tiếng nhất hiện nay, phải kể tới đỉnh Kim cương ở quần đảo Hawaii (Mỹ), có tên được đặt bởi các thủy thủ Anh vào thế kỷ 19.

Khi đó họ nhầm tưởng những tinh thể calcite lấp lánh trên núi là những viên kim cương, và cho nó là một quả núi kim cương (những quả núi lửa thường được tin có thể phun ra vàng, bạc, kim cương, ruby và nhiều đá quý khác).

 

Miệng núi lửa Xico ở phía nam thành phố Mexico của Mexico từ thế kỷ 14 cũng là nông trại của người Aztecs và nhiều cư dân bản xứ. Vốn ngập nước song tới thế kỷ 19, nó đã cạn ráo và để lộ ra một vùng đất phì nhiêu cho trồng rất nhiều cây thâm canh, cung cấp thức ăn cho 33 vạn người.

Du khách cũng hay ghé thăm núi lửa vì cảnh sắc diễm lệ, ngoạn mục. Họ phải leo lên thật cao mới tới được miệng núi và ở đó bao quát toàn cảnh.

Có khá nhiều miệng núi lửa ấn tượng, như miệng núi lửa Kelimutu ở Moni, Flores (Indonesia) có đến ba miệng chứa nước với ba màu sắc khác nhau, và theo từng góc độ và ánh sáng lúc thì đỏ, lúc thì xanh, thậm chí xám tro…

 

Miệng núi lửa ở Santiago, Galapagos- Ecuador lại có bờ vách bị vẹt một bên, nhìn từ xa cứ như một cái bát vỡ hoặc một mảnh vỏ sò đựng nước trôi nổi, thu hút rất nhiều hồng hạc tới tắm.

 

Trái ngược với sự xanh tốt, miệng núi lửa trơ khốc Nabiyotum ở phía Nam của hồ Turkana (Kenya) vẫn đầy lôi cuốn vì nó có những vách nâu đỏ chứa rất nhiều hoa văn lộng lẫy.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật